logo

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Có nên mua không? So sánh với sổ tiết kiệm

Người đăng: Gato

23/04/2025

* Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin khách quan, không phải là lời khuyên tài chính.

Trong các kênh đầu tư an toàn và hiệu quả, chứng chỉ tiền gửi đang dần trở thành một lựa chọn được nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm bởi tính ổn định, ít rủi ro và lợi suất hấp dẫn. Vậy chứng chỉ tiền gửi là gì, có những đặc điểm nào nổi bật? Hãy cùng Ngân hàng số Cake by VPBank tìm hiểu trong bài viết bên dưới!

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Theo nội dung tại Điều 5 của Thông tư số 01/2021/TT-NHNN, chứng chỉ tiền gửi được định nghĩa như sau:

“Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.”

Như vậy, chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một loại giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành, nhằm xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành đối với người mua trong một thời hạn nhất định với mức lãi suất đã được thỏa thuận trước. Đây là hình thức huy động vốn từ cá nhân hoặc tổ chức khác.

Ví dụ: Ngân hàng A phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 12 tháng với mệnh giá tối thiểu 100 triệu đồng, lãi suất cố định 6,80%/năm, trả lãi cuối kỳ. Khách hàng B mua 1 chứng chỉ tiền gửi trị giá 100 triệu đồng vào ngày 1/5/2025. Đến ngày 1/5/2026 (đáo hạn), ngân hàng A có trách nhiệm trả cho khách hàng:

  • Tiền gốc: 100 triệu đồng
  • Tiền lãi: 6.800.000 đồng (100 triệu × 6,8%)

Tổng tiền nhận được khi đáo hạn là 106.800.000 đồng. 

chung-chi-tien-gui-la-gi-1.png

Chứng chỉ tiền gửi là một hình thức huy động vốn của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng (Nguồn: Sưu tầm)

Những thông tin được ghi trên chứng chỉ tiền gửi

Một chứng chỉ tiền gửi hợp lệ thường bao gồm đầy đủ các thông tin cơ bản sau theo Điều 11, Thông tư 01/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi: 

“3. Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau:

a) Tên tổ chức phát hành;

b) Tên gọi kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi;

c) Ký hiệu, số sê-ri phát hành;

d) Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;

đ) Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;

e) Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;

g) Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);

h) Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;

i) Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.”

Những chi tiết này không chỉ thể hiện tính pháp lý của chứng chỉ mà còn giúp người sở hữu dễ dàng theo dõi và đối chiếu quyền lợi của mình trong suốt thời gian nắm giữ.

Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 01/2021/TT-NHNN, chứng chỉ tiền gửi phải được phát hành tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn từ Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể:

  • Các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần chủ động tổ chức các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi, đồng thời đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn được quy định tại Điều 130, khoản 1 của Luật Các tổ chức tín dụng (được sửa đổi, bổ sung) cùng với các hướng dẫn từ Ngân hàng Nhà nước.
  • Việc phát hành chứng chỉ tiền gửi sẽ được thực hiện trực tiếp tại các địa điểm giao dịch hợp pháp trong mạng lưới của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
chung-chi-tien-gui-la-gi-2.jpg

Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam (Nguồn: Sưu tầm)

Tổ chức nào được phát hành chứng chỉ tiền gửi?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, các tổ chức có thẩm quyền phát hành chứng chỉ tiền gửi bao gồm:

  • Ngân hàng thương mại.
  • Ngân hàng hợp tác xã.
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.

3 loại chứng chỉ tiền gửi hiện nay

Hiện nay, chứng chỉ tiền gửi được phân loại thành ba loại cơ bản (*) : Chứng chỉ ghi danh, chứng chỉ vô danh, chứng chỉ ghi sổ. Mỗi loại chứng chỉ tiền gửi có những đặc điểm riêng biệt, nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư để tránh gặp phải rủi ro tài chính không mong muốn.

Chứng chỉ ghi danh

Chứng chỉ ghi danh là loại chứng chỉ ghi nhận thông tin người sở hữu vào hồ sơ của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành. Tài sản này thuộc quyền sở hữu cá nhân và không thể chuyển nhượng cho người khác, trừ khi có sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

Chứng chỉ vô danh

Đây là loại chứng chỉ không ghi lại thông tin người sở hữu trong hồ sơ của tổ chức phát hành. Quyền sở hữu thuộc về người đang giữ chứng chỉ. Loại hình chứng chỉ này linh hoạt hơn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao nếu bị thất lạc hoặc mất cắp.

Chứng chỉ ghi sổ

Chứng chỉ ghi sổ là loại giấy tờ không có khả năng thanh khoản và không thể chuyển nhượng. Mệnh giá của chứng chỉ sẽ được thanh toán cùng với lãi suất vào ngày đáo hạn.

* Lưu ý: Phân loại chứng chỉ tiền gửi thành các loại như ghi danh, vô danh hay ghi sổ có thể khác nhau tùy theo chính sách phát hành của từng tổ chức tín dụng. Người dùng nên tham khảo thông tin cụ thể từ ngân hàng trước khi đầu tư để đảm bảo phù hợp với nhu cầu và mục tiêu tài chính cá nhân.

chung-chi-tien-gui-la-gi-3.jpg

Mỗi loại chứng chỉ đều sở hữu ưu và nhược điểm riêng biệt (Nguồn: Sưu tầm)

Hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi

Theo Điều 6, Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định là các hình thức phát hành của chứng chỉ tiền gửi như sau:

“1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các hình thức khác phù hợp với quy định tại Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết kế và in ấn để đảm bảo khả năng chống giả cao.

3. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá không theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp cho người mua chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.”

Theo đó có nghĩa ngân hàng có thể phát hành giấy tờ có giá (bao gồm chứng chỉ tiền gửi) dưới các hình thức sau:

  • Chứng chỉ in giấy: Người mua sẽ nhận được bản cứng (giấy chứng nhận).
  • Bút toán ghi sổ: Không in ra giấy, nhưng số tiền được ghi nhận trong hệ thống (tương tự như mở tài khoản tiết kiệm online).
  • Hình thức khác: Ví dụ phát hành qua hệ thống chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán.

Nếu ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi dưới dạng bản giấy, thì thiết kế phải an toàn, có tính bảo mật cao, như mực chống giả, ký hiệu bảo an, số sê-ri riêng biệt,... giúp phòng ngừa tình trạng làm giả, lừa đảo hoặc mất mát quyền lợi của người sở hữu.

Trong trường hợp ngân hàng không in chứng chỉ, họ vẫn phải cấp một loại giấy xác nhận/quy trình chứng minh người mua là chủ sở hữu, như biên nhận điện tử, thông báo xác nhận qua email/app, sao kê tài khoản có ghi rõ tên loại giấy tờ có giá,...

Chứng chỉ tiền gửi có an toàn không?

Chứng chỉ tiền gửi thường được xem là một kênh đầu tư an toàn. Đây là một hình thức đầu tư được phát hành bởi các ngân hàng uy tín hoặc tổ chức tín dụng có giấy phép hoạt động, mang tính bảo đảm cao. Ngoài ra, việc phát hành và giao dịch chứng chỉ tiền gửi còn được kiểm soát bởi các quy định pháp lý hiện hành. Nhờ đó, người mua sẽ được bảo vệ quyền lợi, tránh được các rủi ro mất vốn trong quá trình đầu tư.

Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi

Như bất kỳ sản phẩm tài chính nào khác, chứng chỉ tiền gửi cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là những điểm mạnh và yếu của loại hình này để bạn có thể cân nhắc khi lựa chọn đầu tư:

Ưu điểm:

  • Lãi suất hấp dẫn: Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với các loại tài khoản tiết kiệm thông thường, giúp nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận tốt hơn từ khoản tiền gửi của mình.
  • An toàn và bảo mật cao: Vì chứng chỉ tiền gửi được phát hành bởi các ngân hàng và tổ chức tín dụng uy tín, nên sẽ được bảo vệ bởi các chính sách bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật giúp người gửi tiền yên tâm về mức độ an toàn của khoản tiền gửi.
  • Không cần lo lắng về biến động thị trường: Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi thường được cố định trong suốt thời gian gửi, giúp nhà đầu tư không phải lo lắng về sự thay đổi của thị trường tài chính hay lãi suất ngân hàng.

Nhược điểm:

  • Tính thanh khoản thấp: Người mua chứng chỉ tiền gửi thường không được rút tiền trước hạn. Trong trường hợp ngân hàng cho phép tất toán sớm, khách hàng có thể không được hưởng toàn bộ lãi suất đã cam kết và có thể phải chịu thêm phí phạt theo quy định của từng ngân hàng. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận và hạn chế tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn khi cần thiết.
  • Lãi suất không cao như một số hình thức đầu tư khác: Mặc dù lãi suất của chứng chỉ tiền gửi cao hơn sổ tiết kiệm, nhưng so với các hình thức đầu tư khác như chứng khoán hay bất động sản, lãi suất từ chứng chỉ tiền gửi vẫn không phải là mức cao nhất.
  • Không thể chuyển nhượng dễ dàng: Một số loại chứng chỉ tiền gửi, đặc biệt là chứng chỉ ghi danh, không thể chuyển nhượng hoặc cầm cố dễ dàng. Việc này hạn chế khả năng linh hoạt của nhà đầu tư trong việc sử dụng tài sản của mình khi cần.

 

chung-chi-tien-gui-la-gi-4.jpg

 Mức lãi suất của chứng chỉ tiền gửi thường cao hơn sổ tiết kiệm (Nguồn: Sưu tầm)

Ai nên mua chứng chỉ tiền gửi?

Chứng chỉ tiền gửi phù hợp với một số đối tượng nhà đầu tư và người tiết kiệm có những đặc điểm và mục tiêu tài chính nhất định. Dưới đây là một số đối tượng nên cân nhắc mua chứng chỉ tiền gửi:

  • Người có tiền nhàn rỗi và muốn bảo toàn vốn: Nếu bạn ưu tiên sự an toàn cho khoản tiền tiết kiệm của mình hơn là lợi nhuận cao và chấp nhận mức lợi suất ổn định, chứng chỉ tiền gửi là một lựa chọn tốt, đặc biệt khi gửi tại các tổ chức uy tín và trong hạn mức bảo hiểm tiền gửi.
  • Người có mục tiêu tài chính cụ thể trong tương lai: Nếu bạn có kế hoạch mua nhà, mua xe, chi trả học phí, hoặc các chi phí lớn khác trong một khoảng thời gian xác định, chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn phù hợp có thể giúp bạn tích lũy tiền một cách kỷ luật với lãi suất ổn định.
  • Người muốn có thu nhập ổn định từ lãi suất: Nếu bạn có một khoản tiền lớn và muốn có một nguồn thu nhập thụ động ổn định từ lãi suất định kỳ, chứng chỉ tiền gửi có thể là một lựa chọn tối ưu.
  • Người mới bắt đầu tiết kiệm và đầu tư: Chứng chỉ tiền gửi là một sản phẩm tài chính dễ hiểu, không phức tạp như chứng khoán, bất động sản, vàng,... Đây có thể là một bước khởi đầu tốt cho những người mới làm quen với việc tiết kiệm và đầu tư trước khi khám phá các kênh đầu tư khác có mức độ rủi ro và lợi nhuận cao hơn.
  • Người muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư: Việc thêm chứng chỉ tiền gửi vào danh mục đầu tư có thể giúp giảm thiểu rủi ro tổng thể, đặc biệt khi các tài sản khác trong danh mục có biến động lớn.

Trước khi quyết định mua chứng chỉ tiền gửi, bạn nên đánh giá kỹ tình hình tài chính cá nhân, mục tiêu đầu tư, và khả năng chấp nhận rủi ro của mình. Hãy so sánh lãi suất và các điều khoản của các tổ chức phát hành khác nhau để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Chứng chỉ tiền gửi khác gì sổ tiết kiệm?

Mặc dù cả hai đều là hình thức gửi tiền sinh lãi tại ngân hàng, nhưng chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm có một số sự khác biệt:

Tiêu chí

Chứng chỉ tiền gửi

Sổ tiết kiệm

Thời hạn

Có kỳ hạn cố định, thường là dài hạn hoặc trung hạn.

Thời hạn linh hoạt, từ ngắn hạn (1, 2, 3 tháng) đến dài hạn (12 tháng, 36 tháng…).

Lợi suất

Thường cao hơn so với sổ tiết kiệm.

Thấp hơn so với chứng chỉ tiền gửi.

Phát hành

Một lần theo đợt, có kỳ hạn cố định.

Có thể mở linh hoạt bất cứ lúc nào tại quầy hoặc online.

Tính thanh khoản

Rất khó hoặc không thể rút tiền trước hạn mà không bị phạt hoặc mất lãi. Một số loại có thể chuyển nhượng.

Cao hơn. Có thể rút tiền trước hạn, nhưng ảnh hưởng đến lãi suất.

Số tiền gửi tối thiểu

Thường cao hơn so với sổ tiết kiệm thông thường.

Thường thấp hơn, có nhiều mức khác nhau tùy ngân hàng.

Nếu bạn đang phân vân giữa việc đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi hay lựa chọn một hình thức đơn giản, linh hoạt hơn, thì gửi tiết kiệm online tại ngân hàng số Cake by VPBank có thể là phương án phù hợp. Cake by VPBank mang đến trải nghiệm gửi tiết kiệm trực tuyến đơn giản và thuận tiện như chưa từng có. Dưới đây là những lợi ích nổi bật khi bạn chọn Cake by VPBank:

  • Tiết kiệm online nhanh chóng chỉ từ 100.000 VNĐ.
  • Lãi suất cạnh tranh, hấp dẫn trên thị trường.
  • Hình thức gửi tiền đa dạng như Tiền gửi tiêu chuẩn và Tiền gửi tích lũy.
  • Quản lý tài chính linh hoạt, dễ dàng từ ứng dụng ngân hàng số, mọi lúc, mọi nơi.
  • Bảo mật tối ưu với tính năng mã khóa duy nhất tại Việt Nam.
  • Cam kết chất lượng và độ tin cậy cao từ hệ sinh thái số VPBank.
cac buoc gui tiet kiem online cake by vpbank.jpg

Gửi tiết kiệm linh hoạt tại ngân hàng số Cake by VPBank (Nguồn: Cake by VPBank)

Các bước gửi tiết kiệm online tại Ngân hàng số Cake by VPBank cụ thể như sau:

  • Bước 1: Đăng nhập tài khoản và chọn Tiền kiệm tại màn hình trang chủ.
  • Bước 2: Chọn Mở tài khoản tiền gửi mới.
  • Bước 3: Chọn “Tiền gửi tiêu chuẩn” hoặc “Tiền gửi tích lũy" tùy theo mục đích cá nhân.
  • Bước 4: Nhập số tiền muốn gửi, chọn Kỳ hạn và Phương thức nhận lãi. Đối với tiền gửi tiêu chuẩn: chọn Thời điểm nhận lãi, và Hành động sau khi hết kỳ hạn.
  • Bước 5: Chọn voucher để hưởng ưu đãi * (nếu có).
  • Bước 6: Tăng cường bảo mật tiền gửi theo hướng dẫn.
  • Bước 7: Kiểm tra lại thông tin giao dịch, thỏa thuận tiền gửi.
  • Bước 8: Bấm chọn Xác nhận giao dịch, nhập mã Smart OTP và lưu lại mã bảo mật là hoàn tất.

* Lưu ý: Ưu đãi gửi tiết kiệm có thể thay đổi tùy theo thời gian. Để biết thêm chi tiết về các chương trình khuyến mãi hiện tại, vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc tham khảo thông tin cập nhật trên website.

lai-suat-khong-ky-han-4.webp

Cách gửi tiết kiệm ngân hàng online qua ứng dụng Cake by VPBank (Nguồn: Cake by VPBank)

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ chứng chỉ tiền gửi là gì cùng ưu - nhược điểm quan trọng. Đây là giải pháp tài chính phù hợp với những ai ưu tiên sự an toàn, ổn định và mong muốn nhận được lãi suất hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm thông thường. 

Đến với ngân hàng số Cake by VPBank, bạn sẽ trải nghiệm dịch vụ gửi tiết kiệm online với lãi suất hấp dẫn, dễ dàng theo dõi và quản lý, hoàn toàn chủ động. Hãy tải ngay ứng dụng Cake by VPBank để bắt đầu hành trình tích lũy một cách thông minh từ hôm nay!