Mở sổ tiết kiệm cần bao nhiêu tiền? 100K gửi tiết kiệm được không?
Người đăng: Gato
13/04/2025
* Nội dung trong bài viết chỉ tổng hợp thông tin khách quan trên thị trường, không phải là lời khuyên đầu tư.
Câu hỏi “Mở sổ tiết kiệm cần bao nhiêu tiền?” là thắc mắc chung của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ mong muốn tận dụng khoản tiền nhàn rỗi để tạo thêm giá trị. Bạn đang có 100.000 VNĐ và muốn bắt đầu gửi tiết kiệm? Liệu số tiền này có đủ để mở sổ không? Hãy cùng Ngân hàng số Cake by VPBank tìm hiểu điều kiện mở sổ tiết kiệm và đưa ra các lựa chọn phù hợp trong bài viết sau đây nhé!
>> Tham khảo các bài viết liên quan:
Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào
Nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
Cách gửi tiền tiết kiệm lãi cao nhất
Mở sổ tiết kiệm cần bao nhiêu tiền theo quy định của ngân hàng?
Theo quy định của ngân hàng thì để mở sổ tiết kiệm cần bao nhiêu tiền? Hiện tại, các ngân hàng tại Việt Nam thường yêu cầu số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm dao động từ 100.000 - 1.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào loại hình tiết kiệm. Cụ thể:
- Tài khoản tiết kiệm linh hoạt chỉ cần tối thiểu 100.000 VNĐ để thực hiện.
- Sổ tiết kiệm hoặc tài khoản tiết kiệm thông thường yêu cầu số tiền gửi ban đầu ít nhất là 1.000.000 VNĐ.
* Lưu ý rằng mức tiền tối thiểu này có thể thay đổi tùy theo chính sách của từng ngân hàng và thời điểm áp dụng.

Mở sổ tiết kiệm cần tối thiểu 100.000 - 1.000.000 VNĐ tùy thuộc sản phẩm tiết kiệm (Nguồn: Sưu tầm)
Bảng so sánh số tiền tối thiểu mở sổ tiết kiệm tại các ngân hàng
Do nhu cầu gửi tiết kiệm ngày càng nhiều, để đảm bảo an toàn tài chính và sinh lời từ khoản tiền nhàn rỗi, các ngân hàng tại Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn với mức tiền tối thiểu mở sổ tiết kiệm linh hoạt. Dưới đây là bảng so sánh số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm tại một số ngân hàng phổ biến, giúp bạn dễ dàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu cá nhân.
Ngân hàng | Mức gửi tiết kiệm tối thiểu * |
Vietcombank | - Tại quầy: 1.000.000 VNĐ - Kênh trực tuyến: 3.000.000 VNĐ |
BIDV | - Tại quầy: 1.000.000 VNĐ - Kênh trực tuyến: 1.000.000 VNĐ |
Agribank | - Tiết kiệm có kỳ hạn: Tối thiểu 1.000.000 VNĐ. - Tiết kiệm gửi góp theo định kỳ: Tối thiểu 100.000 VNĐ hoặc 10 USD. - Tiền gửi rút gốc linh hoạt: Tối thiểu 50.000.000 VNĐ. |
VietinBank | - Tiết kiệm có kỳ hạn thông thường: Tối thiểu 100.000 VNĐ, 10 USD, hoặc 10 EUR - Tiền gửi tiết kiệm online: 1.000.000 VNĐ |
VPBank | - Tại quầy: Tối thiểu 1.000.000 VNĐ. - Qua kênh trực tuyến: Tối thiểu 100.000 VNĐ |
Cake by VPBank | - Tiết kiệm tiêu chuẩn: Tối thiểu 100.000 VNĐ. - Tiết kiệm tích lũy: Tối thiểu 100.000 VNĐ. |
Bảng so sánh số tiền tối thiểu mở sổ tiết kiệm tại các ngân hàng
* Lưu ý rằng mức tiền tối thiểu này có thể thay đổi tùy theo chính sách của từng ngân hàng và thời điểm áp dụng.
>> Các khái niệm cần biết khi gửi tiết kiệm:
Yếu tố nào ảnh hưởng số tiền tối thiểu khi gửi tiết kiệm?
Ngoài số tiền tối thiểu cần thiết để làm sổ tiết kiệm, các yếu tố nào ảnh hưởng số tiền tối thiểu khi gửi tiết kiệm cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Thông thường, các ngân hàng xác định mức tiền gửi tối thiểu dựa trên hai yếu tố chính: Loại hình giải pháp tiền gửi (sản phẩm gửi tiết kiệm) và phương thức làm sổ tiết kiệm.
Sản phẩm gửi tiết kiệm
Tùy thuộc vào từng sản phẩm tiền gửi, số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm hoặc tài khoản tiền gửi sẽ có sự khác biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Mỗi ngân hàng cung cấp nhiều loại hình tiết kiệm khác nhau như tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm online,... Mỗi loại sẽ có quy định riêng về mức tiền gửi tối thiểu. Ví dụ: tiết kiệm thông thường có thể yêu cầu từ 1.000.000 VNĐ, nhưng tiết kiệm tích lũy có thể chỉ cần 100.000 VNĐ.
Phương thức làm sổ tiết kiệm
Ngoài các sản phẩm gửi tiết kiệm kể trên, khách hàng còn có thể chọn gửi tiết kiệm truyền thống trực tiếp tại quầy hoặc qua kênh trực tuyến, và mỗi phương thức sẽ áp dụng mức tiền tối thiểu khác nhau:
- Gửi tại phòng giao dịch: Mức tiền tối thiểu là 1.000.000 - 5.000.000 VNĐ.
- Gửi online qua Mobile Banking: Chỉ từ 100.000 - 1.000.000 VNĐ.
Vì vậy, để tối ưu hóa lựa chọn, khách hàng nên xem xét kỹ lưỡng các quy định liên quan đến hình thức và kênh gửi tiết kiệm trước khi quyết định.

Sản phẩm và phương thức là các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền tối thiểu để gửi tiết kiệm (Nguồn: Sưu tầm)
Lời khuyên khi mở sổ tiết kiệm cho người mới bắt đầu
Mở sổ tiết kiệm là một trong những các cách để khởi đầu tích lũy và gia tăng tài sản dễ dàng và an toàn. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích và tránh những rủi ro không đáng có, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng một số yếu tố quan trọng. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích dành cho người mới:
- Không nên gửi tất cả vào 1 sổ duy nhất: Việc gom hết trứng vào một giỏ” không phải là bước đầu tư khôn ngoan. Bạn nên chia nhỏ phần tiền tiết kiệm thành sổ ngắn hạn và dài hạn để linh hoạt rút tiền mà không ảnh hưởng đến toàn bộ số lãi trong những trường hợp cấp bách.
- Cẩn thận với phí rút trước hạn: Mỗi sản phẩm gửi tiết kiệm sẽ có quy định riêng về chính sách rút tiền trước hạn. Do đó, nếu bạn chưa có kế hoạch sử dụng tiền chắc chắn, hãy ưu tiên chọn kỳ hạn ngắn 1-3 tháng. Việc này sẽ giúp bạn tránh phải rủi ro rút sớm bị tính lãi suất không kỳ hạn thường rất thấp hoặc mất toàn bộ số tiền lãi.
- Ưu tiên ngân hàng có ứng dụng thân thiện và minh bạch: Nhất là khi bạn có ý định gửi tiết kiệm online. Nếu dự định gửi số tiền lớn, bạn nên dùng thử trước các tính năng trên ứng dụng hoặc trải nghiệm công cụ tính lãi để hình dung rõ hơn về khoản sinh lời của mình.
- Đọc kỹ lãi suất – đừng chỉ nhìn “lãi cao nhất”: Lãi suất cao thường đi kèm với rủi ro lớn, kỳ hạn dài hoặc có ràng buộc điều kiện nhất định. Do đó, bạn hãy so sánh lãi suất kỳ hạn thật kỹ lưỡng để chọn phương thức phù hợp mình.
>> Xem thêm:
Gửi tiết kiệm ngân hàng online
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng cao nhất hiện nay

Gửi tiết kiệm đơn giản nhưng cần chú ý để tối ưu tiền lãi (Nguồn: Sưu tầm)
Giới thiệu 2 sản phẩm gửi tiết kiệm tại Cake by VPBank
Cake by VPBank hiện đang cung cấp hai sản phẩm gửi tiết kiệm nổi bật, đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng với lãi suất cạnh tranh và mức gửi tối thiểu chỉ từ 100.000 VNĐ.
Tiền gửi tiết kiệm tiêu chuẩn
Sản phẩm tiết kiệm tiêu chuẩn của Cake by VPBank là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn gửi tiền an toàn và sinh lời ổn định. Với sản phẩm này, bạn chỉ cần gửi từ 100.000 VNĐ để bắt đầu. Với kỳ hạn linh hoạt từ 1 đến 36 tháng, khách hàng có thể chủ động chọn nhận lãi theo hình thức đầu kỳ, cuối kỳ, hàng tháng hoặc hàng quý, tùy thuộc vào kế hoạch tài chính cá nhân. Đặc biệt, lãi suất tiết kiệm tại Cake by VPBank rất hấp dẫn thuộc top thị trường, kết hợp với tính năng bảo mật đa tầng bằng mã khóa duy nhất, giúp tài sản của bạn luôn được bảo vệ tối ưu.

Tiền gửi tiết kiệm tiêu chuẩn với lãi suất hấp dẫn (Nguồn: Cake by VPBank)
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tích lũy
Dành cho những bạn muốn xây dựng thói quen tiết kiệm tích lũy, sản phẩm này cho phép gửi góp mọi lúc, mọi nơi, bắt đầu chỉ từ 100.000 VNĐ mà vẫn có được lãi suất cạnh tranh. Với hình thức này, bạn có thể linh hoạt gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm bất kỳ lúc nào, không giới hạn số lần gửi và nhận lãi cuối kỳ với mức lãi suất hấp dẫn thuộc hàng top thị trường. Điểm đặc biệt là sản phẩm tiết kiệm tích lũy của Cake by VPBank được tích hợp trong hệ sinh thái số VPBank, đảm bảo uy tín hàng đầu và quản lý dễ dàng qua ứng dụng, cùng cơ chế bảo mật mã khóa tiền gửi độc quyền tại Việt Nam. Thời hạn gửi tiết kiệm cũng rất đa dạng từ 6 đến 36 tháng, lãi suất cạnh tranh.
Cả hai sản phẩm tiết kiệm của Cake by VPBank đều mang đến cơ hội sinh lời hấp dẫn, kèm theo ưu đãi tặng thêm lãi khi mở sổ và nhiều phần thưởng lôi cuốn, giúp bạn chủ động quản lý tài chính mọi lúc, mọi nơi một cách an toàn và hiệu quả.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tích lũy gửi góp linh hoạt từ 100.000 VNĐ (Nguồn: Cake by VPBank)
Cake by VPBank hy vọng rằng các thông tin được chia sẻ bên trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vấn đề “Mở sổ tiết kiệm cần bao nhiêu tiền?” Dù chọn hình thức đầu tư nào, bạn cũng hãy cân nhắc kỹ các yếu tố như loại hình sản phẩm, phương thức gửi và những lời khuyên thiết thực để có thể tối ưu hóa lợi ích. Chúc bạn đọc có khởi đầu hành trình quản lý tài chính thông minh và bền vững.