logo

Bảo hiểm tiền gửi là gì? Quy định về bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

Người đăng: Gato

24/04/2025

* Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin khách quan, không phải là lời khuyên tài chính.

Khi gửi tiết kiệm, nhiều người bắt đầu quan tâm đến khái niệm bảo hiểm tiền gửi – một cụm từ thường xuất hiện trong hợp đồng hoặc tại quầy giao dịch ngân hàng. Đây được xem là lá chắn an toàn giúp bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tín dụng xảy ra vấn đề. Vậy cụ thể, bảo hiểm tiền gửi là gì, ai được tham gia và mức chi trả ra sao theo quy định tại Việt Nam? Hãy cùng Ngân hàng số Cake by VPBank tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

>> Xem thêm:

Những điều cần biết khi mở sổ tiết kiệm lần đầu

Lãi suất là gì

Chứng chỉ tiền gửi là gì

Bảo hiểm tiền gửi là gì?

Theo Điều 4, Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 số 06/2012/QH13, bảo hiểm tiền gửi được giải thích như sau: 

“1. Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.”

Như vậy, bảo hiểm tiền gửi là hình thức bảo vệ tài chính cho người gửi tiền cá nhân trong trường hợp tổ chức tín dụng nơi bạn gửi tiền mất khả năng chi trả hoặc phá sản. Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam được thực hiện thông qua Quỹ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Đây là một tổ chức tài chính nhà nước, phi lợi nhuận. Quỹ này có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người gửi tiền khi các tổ chức tín dụng gặp rủi ro, mất khả năng chi trả hoặc phá sản, theo các quy định pháp lý như Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012.

bao-hiem-tien-gui-1.jpg

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm, cơ chế bảo vệ tài chính cho người gửi tiền (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo thêm:

Lãi suất tiền gửi ngân hàng nào cao nhất

Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng chi tiết

Công thức tính lãi kép ngân hàng

Người được bảo hiểm tiền gửi là ai?

Những đối tượng và tổ chức liên quan đến bảo hiểm tiền gửi được quy định Điều 4, Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 số 06/2012/QH13:

2. Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

3. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.

4. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.”

Tóm lại, nếu bạn là cá nhân gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng có tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật. Bạn sẽ thuộc diện được bảo vệ và được hoàn trả tiền trong hạn mức bảo hiểm nếu tổ chức đó mất khả năng chi trả hoặc phá sản. 

Lưu ý: Chỉ cá nhân mới là đối tượng được bảo hiểm; tổ chức, doanh nghiệp gửi tiền không thuộc phạm vi bảo hiểm tiền gửi.

bao-hiem-tien-gui-2.jpg

Các đối tượng được hưởng bảo hiểm tiền gửi (Nguồn: Sưu tầm)

Mức chi trả tối đa của bảo hiểm tiền gửi là bao nhiêu?

Mức chi trả tối đa của bảo hiểm tiền gửi hiện nay là 125.000.000 VNĐ (gồm cả tiền gốc và lãi) cho mỗi cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg. Nếu số tiền gửi vượt hạn mức này, phần chênh lệch sẽ được xử lý trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật.

bao-hiem-tien-gui-3.jpg

Mức chi trả tối đa của bảo hiểm tiền gửi là 125 triệu đồng (Nguồn: Sưu tầm)

Quy định về bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

Dưới góc độ pháp lý và bảo vệ người gửi tiền, bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam là một công cụ quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các cá nhân khi gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Đồng thời, bảo hiểm tiền gửi cũng góp phần giúp duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng và tăng niềm tin công chúng vào hoạt động tài chính.

Tiền gửi được bảo hiểm

Theo Mục 2, Điều 18, Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, tiền gửi được bảo hiểm là các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu,...

Phí bảo hiểm tiền gửi

Tại Mục 3, Điều 20. Phí bảo hiểm tiền gửi của Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 số 06/2012/QH13 quy định:

“1. Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.

3. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

4. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.

5. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.”

Như vậy, phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà các ngân hàng và tổ chức tín dụng phải nộp định kỳ cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền. Người gửi tiền không phải trả khoản phí này, vì đây là chi phí hoạt động của ngân hàng, được trích từ ngân sách của họ.

Trả tiền bảo hiểm tiền gửi

Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh khi ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng mất khả năng chi trả tiền gửi hoặc phá sản, và Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận chính thức. Người gửi tiền được nhận lại tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm do Thủ tướng Chính phủ quy định, bao gồm tiền gốc và lãi, tính gộp cho tất cả các khoản tiền gửi tại cùng một tổ chức tín dụng. Số tiền gửi vượt quá hạn mức sẽ được xử lý trong quá trình thanh lý tài sản của ngân hàng (người gửi có thể nhận được thêm tùy theo giá trị tài sản thu hồi được).

Cụ thể, theo Điều 3, Quyết định 32/2021/QĐ-TTg hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định:

“Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng).”

bao-hiem-tien-gui-4.jpg

Quy định về bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam mới nhất (Nguồn: Sưu tầm)

Trường hợp nào được chi trả và không bảo hiểm tiền gửi?

Các khoản tiền gửi được chi trả là tiền gửi của các nhân tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi,... như đã đề cập ở phần trên. Trường hợp tiền gửi không được bảo hiểm quy định tại Điều 19, Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 bao gồm:

  • Tiền gửi của cá nhân sở hữu trên 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
  • Tiền gửi của các cá nhân giữ chức vụ quan trọng trong tổ chức tín dụng như thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc hoặc các vị trí tương đương tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Tiền mua giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tín dụng phát hành.

Những khoản tiền gửi này sẽ không được chi trả bảo hiểm nếu tổ chức tín dụng gặp sự cố.

>> Tìm hiểu một số rủi ro khi gửi tiết kiệm khách hàng cần lưu ý

bao-hiem-tien-gui-5.jpg

Trường hợp được chi trả và không chi trả bảo hiểm tiền gửi mới nhất (Nguồn: Sưu tầm)

Những ngân hàng nào có bảo hiểm tiền gửi

Theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 và Nghị định 68/2013/NĐ-CP:

  • Tất cả các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận tiền gửi từ cá nhân đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ ngân hàng chính sách. 
  • Các ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều phải tham gia.
  • Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi phải được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2024, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Đồng thời, họ cũng cần công khai bản sao chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại các địa điểm giao dịch như trụ sở chính, chi nhánh, và các điểm có nhận tiền gửi từ cá nhân. Điều này đảm bảo rằng các ngân hàng và tổ chức tín dụng hợp pháp phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

​Để tra cứu danh sách các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, bạn có thể truy cập trang web của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại địa chỉ: https://div.gov.vn/list-organization

bao-hiem-tien-gui-6.jpg

Bạn có thể tra cứu ngân hàng nào có bảo hiểm tiền gửi (Nguồn: Sưu tầm)

Câu hỏi thường gặp

Gửi online có được bảo hiểm tiền gửi không?

Gửi tiết kiệm online cũng như gửi tiết kiệm truyền thống đều được bảo hiểm tiền gửi theo quy định của nhà nước, miễn là bạn gửi tại các ngân hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, với tổ chức tài chính khác, không phải tất cả đều thực hiện chính sách này. Vì vậy, khi chọn gửi tiết kiệm online, bạn nên kiểm tra xem ngân hàng đó có bảo hiểm tiền gửi hay không.

Có 2 cách bạn có thể kiểm tra bảo hiểm tiền gửi của ngân hàng bạn có ý định gửi tiền:

1. Vào website chính thức của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam: https://www.div.gov.vn

Trên menu → Chọn Danh sách tổ chức tham gia BHTG: https://www.div.gov.vn/To-chuc-tham-gia-BHTG.aspx

Tại đây, bạn sẽ thấy danh sách tất cả ngân hàng và tổ chức tín dụng đang tham gia bảo hiểm tiền gửi.

2. Hoặc gọi hotline BHTG: 024 3941 3368 (Tổng đài Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam).

Gửi tiền ở công ty tài chính, ví điện tử có được bảo hiểm không?

Với ví điện tử, hiện tại không có quy định về việc bảo hiểm tiền gửi tương tự như tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, một số ví điện tử hợp tác với các công ty bảo hiểm để cung cấp sản phẩm bảo hiểm qua nền tảng của họ. Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý rằng việc cung cấp bảo hiểm này không đồng nghĩa với việc số dư trong ví điện tử được bảo hiểm tiền gửi như tại các ngân hàng hay tổ chức tài chính tham gia bảo hiểm.

Gửi 2 sổ ở cùng 1 ngân hàng có được bảo hiểm gấp đôi?

Gửi 2 sổ ở cùng 1 ngân hàng sẽ KHÔNG ĐƯỢC bảo hiểm gấp đôi. Bởi theo Điều 23 của Luật Bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm chỉ áp dụng tối đa 125.000.000 VNĐ cho mỗi cá nhân tại một ngân hàng. Nếu bạn gửi 2 sổ ở 2 ngân hàng khác nhau thì sẽ được 125.000.000 VNĐ cho mỗi sổ ở mỗi ngân hàng.

bao-hiem-tien-gui-7.jpg

Gửi tiết kiệm online đều được bảo hiểm tiền gửi theo quy định của nhà nước (Nguồn: Sưu tầm)

Gửi tiết kiệm online an toàn tại Ngân hàng số Cake by VPBank

Với Ngân hàng số Cake by VPBank, việc gửi tiết kiệm online trở nên đơn giản và tiện lợi hơn bao giờ hết. Chỉ từ 100.000 VNĐ, bạn đã có thể bắt đầu gửi tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn và các lựa chọn đa dạng và được bảo hiểm tiền gửi theo quy định nhà nước *. Không cần phải đến ngân hàng, mọi thao tác đều có thể thực hiện ngay trên ứng dụng với bảo mật cao và cam kết uy tín từ hệ sinh thái VPBank. Những ưu điểm mà bạn không thể bỏ qua khi đến với Cake by VPBank:

  • Gửi tiết kiệm online dễ dàng từ 100.000 VNĐ.
  • Lãi suất cạnh tranh, hấp dẫn trên thị trường.
  • Lựa chọn đa dạng: Tiền gửi tiêu chuẩn, Tiền gửi tích lũy.
  • Quản lý tài chính linh hoạt, mọi lúc, mọi nơi qua ứng dụng ngân hàng số.
  • Bảo mật đa tầng với mã khóa tiền gửi duy nhất.
  • Cam kết uy tín và chất lượng từ hệ sinh thái số VPBank.

Các bước gửi tiết kiệm tại Cake by VPBank như sau:

  • Bước 1: Đăng nhập tài khoản và chọn Tiền kiệm tại màn hình trang chủ.
  • Bước 2: Chọn Mở tài khoản tiền gửi mới.
  • Bước 3: Chọn “Tiền gửi tiêu chuẩn” hoặc “Tiền gửi tích lũy" tùy theo mục đích cá nhân.
  • Bước 4: Nhập số tiền muốn gửi, chọn Kỳ hạn và Phương thức nhận lãi. Đối với tiền gửi tiêu chuẩn: chọn Thời điểm nhận lãi, và Hành động sau khi hết kỳ hạn.
  • Bước 5: Chọn voucher để hưởng ưu đãi ** (nếu có).
  • Bước 6: Tăng cường bảo mật tiền gửi theo hướng dẫn.
  • Bước 7: Kiểm tra lại thông tin giao dịch, thỏa thuận tiền gửi.
  • Bước 8: Bấm chọn Xác nhận giao dịch, nhập mã Smart OTP và lưu lại mã bảo mật là hoàn tất.

* Mặc dù “Cake by VPBank” không xuất hiện như một pháp nhân riêng trong danh sách tổ chức tham gia Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, mọi khoản tiền gửi tại Cake đều thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) – đơn vị đã tham gia Bảo hiểm Tiền gửi. Vì vậy, tiền gửi tại Cake vẫn được bảo hiểm đầy đủ theo chính sách bảo hiểm tiền gửi của Nhà nước áp dụng cho VPBank.

* Lưu ý: Ưu đãi gửi tiết kiệm có thể thay đổi tùy theo thời gian. Để biết thêm chi tiết về các chương trình khuyến mãi hiện tại, vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc tham khảo thông tin cập nhật trên website.

Cách gửi tiết kiệm ngân hàng online qua ứng dụng Cake by VPBank

Cách gửi tiết kiệm ngân hàng online qua ứng dụng Cake by VPBank (Nguồn: Cake by VPBank)

Như vậy, bảo hiểm tiền gửi là một công cụ quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền khi gặp rủi ro từ các tổ chức tín dụng. Do đó, bạn hãy luôn chú ý đến các yếu tố bảo vệ quyền lợi của bản thân khi gửi tiền và lựa chọn các ngân hàng, tổ chức tín dụng đáng tin cậy để đảm bảo tài chính của bạn luôn được bảo vệ tốt nhất. Với sự an toàn và tiện lợi từ ngân hàng số Cake by VPBank, bạn không chỉ được bảo vệ trong phạm vi bảo hiểm tiền gửi theo quy định, mà còn được trải nghiệm gửi tiết kiệm online lãi suất hấp dẫn, dễ quản lý và hoàn toàn chủ động. Tải app Cake by VPBank để bắt đầu tích lũy một cách thông minh và an tâm ngay hôm nay!