logo

9 sai lầm phổ biến về tài chính cá nhân bạn cần hiểu để tránh

Người đăng: Gato

23/04/2025

* Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin khách quan, không phải là lời khuyên đầu tư tài chính.

Quản lý tài chính cá nhân tưởng chừng là việc đơn giản, nhưng trên thực tế, nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc cân đối thu – chi hay duy trì thói quen tiết kiệm. Không ít trường hợp phải đối mặt với tình trạng “cháy túi” trước ngày lĩnh lương chỉ vì những sai lầm nhỏ trong chi tiêu hằng ngày. Trong bài viết này, ngân hàng số Cake by VPBank sẽ cùng bạn điểm lại những sai lầm phổ biến nhất khi quản lý tài chính cá nhân, từ đó giúp bạn dễ dàng nhận diện, điều chỉnh và xây dựng một lộ trình quản lý tiền bạc hiệu quả và bền vững hơn.

1. Không biết rõ dòng tiền của bản thân đi đâu về đâu

Một trong những sai lầm cơ bản nhưng phổ biến nhất trong quản lý tài chính cá nhân chính là không nắm rõ dòng tiền của bản thân đi đâu về đâu. Khi bạn không theo dõi cụ thể số tiền mình kiếm được, tiêu vào đâu, và còn lại bao nhiêu, việc lập kế hoạch tài chính gần như rất khó khăn. Nhiều người chỉ nhận ra mình đã “vung tay quá trán” khi tài khoản gần cạn vào cuối tháng, mà không thể nhớ nổi số tiền đã tiêu cho những gì.

Tuy nhiên, việc theo dõi chi tiêu không hề phức tạp như bạn nghĩ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách ghi chép đơn giản trong sổ tay hoặc sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính như Cake by VPBank, Money Lover,... Những công cụ này giúp bạn nhìn rõ bức tranh chi tiêu hằng ngày, từ đó dễ dàng điều chỉnh, phân bổ ngân sách và hình thành thói quen chi tiêu thông minh, bền vững hơn.

sai-lam-ve-tai-chinh-ca-nhan-1.jpg

Không biết quản lý dòng tiền rõ ràng sẽ khiến bạn chi tiêu vượt kế hoạch (Nguồn: Sưu tầm)

2. Chờ có nhiều tiền mới bắt đầu quản lý tài chính

Người Việt có câu “nước tới chân mới nhảy” và điều này phản ánh khá đúng tâm lý của nhiều bạn trẻ khi nói đến việc quản lý tài chính. Không ít người trì hoãn việc tiết kiệm hay lên kế hoạch chi tiêu với suy nghĩ “khi nào lương cao rồi tính tiếp”. Tuy nhiên, chính tư duy đó lại dễ đẩy bạn vào tình trạng bị động và mất kiểm soát, đặc biệt khi gặp các tình huống bất ngờ như chi phí y tế, thất nghiệp hay khủng hoảng cá nhân.

Quản lý tài chính không phụ thuộc vào số tiền bạn đang có, mà là cách bạn sử dụng nó. Bạn có thể bắt đầu từ những thói quen nhỏ như chia thu nhập theo nguyên tắc 50/30/20 (chi tiêu cần thiết/ chi tiêu cá nhân/ tiết kiệm - đầu tư), mô hình 6 chiếc lọ tài chính hay nguyên tắc 80/20 (chi tiêu 80%, tiết kiệm 20%). Dù thu nhập chưa cao, nhưng nếu bạn biết cách phân bổ thông minh, bạn vẫn có thể tích luỹ và làm chủ tài chính của mình.

sai-lam-ve-tai-chinh-ca-nhan-2.jpg

Bạn nên bắt đầu quản lý tài chính cá nhân ngay từ bây giờ để kiểm soát chi tiêu của bản thân (Nguồn: Sưu tầm)

3. Không có quỹ dự phòng cho rủi ro bất ngờ

Cuộc sống luôn tiềm ẩn những rủi ro bất ngờ, từ vấn đề sức khỏe, mất việc cho đến chi phí sinh hoạt tăng cao như điện, nước, nhà ở,... Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động, việc không có quỹ dự phòng tài chính có thể khiến bạn rơi vào thế bị động, buộc phải vay mượn hoặc thậm chí bán tài sản để xoay xở. Do đó, bạn hãy đặt mục tiêu xây dựng quỹ dự phòng tương đương 3 - 6 tháng chi phí sinh hoạt. Bạn có thể bắt đầu nhỏ, mỗi tháng dành ra một khoản cố định, để tạo “tấm đệm an toàn” cho chính mình.

Chẳng hạn, trong thời điểm doanh nghiệp siết chặt ngân sách và cắt giảm nhân sự, nếu bạn không may nằm trong diện bị ảnh hưởng, quỹ dự phòng sẽ giúp bạn duy trì cuộc sống ổn định trong vài tháng, cho đến khi tìm được công việc mới. Ngược lại, nếu không có khoản dự phòng này, bạn sẽ dễ rơi vào tình cảnh bị động, phụ thuộc vào người thân hoặc các khoản nợ không mong muốn. Vậy nên, việc có quỹ dự phòng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý tài chính.

sai-lam-ve-tai-chinh-ca-nhan-3.jpg

Bạn nên có quỹ dự phòng cá nhân để phòng rủi ro, tình huống bất ngờ (Nguồn: Sưu tầm)

4. Không lập ngân sách chi tiêu rõ ràng mỗi tháng

Việc không lập ngân sách khiến bạn dễ tiêu vượt mức hoặc bỏ sót những khoản cần thiết. Một ngân sách rõ ràng sẽ giúp bạn biết mình có bao nhiêu tiền, đang tiêu vào đâu, còn lại bao nhiêu để tiết kiệm hoặc đầu tư. Mẹo nhỏ là bạn chỉ cần chia thu nhập thành các nhóm chính như chi phí cố định, chi phí linh hoạt, tiết kiệm và đầu tư. Thậm chí, với các app quản lý tài chính hiện nay, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng kiểm tra giao dịch và chủ động lập kế hoạch chi tiêu nhanh chóng. 

Bạn có thể quản lý tài chính chủ động hơn mỗi ngày cùng Cake by VPBank. Chỉ với vài phút thực hiện, bạn đã có thể mở tài khoản miễn phí, dễ dàng theo dõi dòng tiền rõ ràng, gửi tiết kiệm linh hoạt, hiệu quả ngay trên điện thoại của mình.

lai-suat-khong-ky-han-4.webp

Bạn có thể dễ dàng quản lý chi tiêu chủ động bằng ứng dụng ngân hàng số Cake by VPBank (Nguồn: Cake by VPBank)

5. Quá phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất

Một nguồn thu nhập ổn định là điều cần thiết để bạn duy trì cuộc sống cơ bản của bản thân. Nhưng nếu chỉ có duy nhất một dòng tiền, bạn sẽ gặp rủi ro nếu chẳng may mất việc hoặc thu nhập bị gián đoạn. Do đó, việc đa dạng hóa nguồn thu nhập sẽ giúp bạn vững vàng hơn và mở ra những cơ hội phát triển mới. 

Bạn có thể bắt đầu từ những việc đơn giản như làm freelancer, bán hàng online, đầu tư nhỏ hoặc tham gia các dự án phù hợp với kỹ năng hiện có. Mỗi nguồn thu thêm đều là bước đệm giúp bạn tiến gần hơn đến tự do tài chính. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bạn cũng cần tích cực chủ động phát triển bản thân bằng cách học thêm nhiều kỹ năng mới, tạo dựng nhiều mối quan hệ tốt, nâng cao giá trị cá nhân.

sai-lam-ve-tai-chinh-ca-nhan-5.jpg

Bạn nên đa dạng hóa nguồn thu nhập để tránh những tình huống bất ngờ với nguồn thu nhập chính (Nguồn: Sưu tầm)

6. Không đầu tư hoặc đầu tư mà không hiểu gì

Không đầu tư đồng nghĩa với việc bạn đang bỏ lỡ cơ hội để tiền làm việc cho mình, nhưng ngược lại, đầu tư thiếu hiểu biết lại dễ đẩy bạn vào những rủi ro không đáng có. Trong thời đại số, nhiều người rơi vào trạng thái FOMO (Fear of Missing Out) – nỗi sợ bị bỏ lỡ cơ hội và vì thế dễ bị cuốn theo các trào lưu đầu tư “hot” như crypto, chứng khoán, NFT,... dù chưa thật sự hiểu rõ về bản chất của chúng.

Ví dụ: Bạn không có kiến thức về chứng khoán, nhưng nghe bạn bè rủ mua cổ phiếu XYZ vì “đang hot”. Không tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp, bạn mua đúng lúc giá đang ở đỉnh. Chỉ sau vài tuần, cổ phiếu lao dốc vì công ty gặp vấn đề tài chính. Bạn vội bán tháo, và mất gần hết số vốn đầu tư. Trong khi đó, nếu được trang bị kiến thức, bạn có thể đã chọn một mã cổ phiếu ổn định hơn, hoặc tạm thời tránh đầu tư ở thời điểm nhạy cảm.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy đầu tư khi bạn đã hiểu rõ, và nếu bạn chưa tự tin, hãy bắt đầu với các sản phẩm tài chính an toàn và dễ kiểm soát hơn như gửi tiết kiệm, chứng chỉ quỹ,...

Đặc biệt, nếu bạn đang tìm kiếm một lựa chọn an toàn, dễ dàng và có lãi suất cạnh tranh, gửi tiết kiệm tại ngân hàng số Cake by VPBank là một giải pháp đáng cân nhắc. Chỉ với vài thao tác trên ứng dụng, bạn có thể mở sổ tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi, lựa chọn kỳ hạn linh hoạt và theo dõi lãi suất minh bạch – một cách đầu tư thông minh, an toàn và phù hợp với cả người mới bắt đầu.

nen-gui-tiet-kiem-ngan-hang-nao-7.jpg

Hãy chọn sản phẩm tiết kiệm tại Cake by VPBank an toàn, sinh lời ổn định (Nguồn: Cake by VPBank)

7. Mua hàng trả góp hoặc vay tiêu dùng không kiểm soát

Ngày nay, hình thức mua hàng online, mua hàng trả góp ngày càng phổ biến. Điều tiện lợi là bạn có thể vay ngân hàng để trả góp hoặc vay tiêu dùng để sở hữu những món đồ mơ ước mà không cần chi trả số tiền lớn ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu không tính toán kỹ, bạn có thể rơi vào trạng thái chi nhiều hơn khả năng chi trả và bị áp lực tài chính dài hạn. Do đó, trước khi quyết định vay hay mua trả góp, bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng việc bản thân có thực sự cần món đồ này hay không và có đủ khả năng thanh toán đúng hạn không. Từ đó, lựa chọn các giải pháp tài chính uy tín, lãi suất minh bạch và phù hợp với khả năng của bản thân.

sai-lam-ve-tai-chinh-ca-nhan-7.jpg

Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khả năng tài chính trước khi quyết định mua trả góp (Nguồn: Sưu tầm)

8. Không có mục tiêu tài chính cụ thể theo từng giai đoạn sống

Một trong những sai lầm tài chính cá nhân quan trọng khác đó chính là bạn không đặt ra mục tiêu cụ thể cho bản thân. Nhiều bạn ấp ủ trong mình rất nhiều ước mơ như là đi du lịch, mua nhà, mua xe,... nhưng lại không có có mục tiêu cụ thể sẽ thực hiện khi nào. 

Vậy nên, hãy đặt cho mình những mục tiêu nhỏ cụ thể trong từng giai đoạn. Ví dụ như “Tháng 10 năm nay tôi sẽ để giành được 20 triệu và dùng 15 triệu để đi du lịch Thái Lan. Để làm được điều đó, mục tiêu mỗi tháng của tôi là để giành được ít nhất 3 triệu”. Khi có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ có tìm cách để thực hiện nó, bạn có thể chi tiêu tiết kiệm, làm thêm công việc hoặc đầu tư tài chính để gia tăng được thu nhập.

sai-lam-ve-tai-chinh-ca-nhan-8.jpg

Lập mục tiêu là bước rất quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân (Nguồn: Sưu tầm)

9. So sánh tài chính cá nhân với người khác

So sánh bản thân với người khác là một trong những sai lầm về tài chính cá nhân mà hầu như ai cũng từng gặp phải. Thấy bạn bè cùng tuổi mua nhà, sắm xe, đi du lịch sang chảnh,… dễ khiến bạn rơi vào trạng thái áp lực và cảm thấy mình “tụt lại phía sau”. Nhưng sự thật là, mỗi người có một xuất phát điểm, mục tiêu và hoàn cảnh tài chính khác nhau. Việc bạn cố chạy theo chuẩn mực của người khác có thể khiến bạn chi tiêu vượt khả năng, bỏ lỡ kế hoạch dài hạn hoặc đầu tư thiếu suy nghĩ chỉ để “bằng bạn bằng bè”. Bạn nên nhớ tài chính cá nhân là hành trình riêng, chỉ bạn mới biết điều gì phù hợp và bền vững với mình.

sai-lam-ve-tai-chinh-ca-nhan-9.jpg

So sánh tài chính cá nhân với người khác là một trong 9 sai lầm về tài chính cá nhân thường gặp (Nguồn: Sưu tầm)

 

Quản lý tài chính cá nhân không hề quá khó, nhưng nếu bạn thiếu kiến thức hoặc không tránh được những sai lầm phổ biến như trên. Hãy bắt đầu xây dựng thói quen quản lý tài chính càng sớm càng tốt, dù chỉ bằng những thay đổi nhỏ mỗi ngày.

Nếu bạn vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy thử mở tài khoản tại ngân hàng số Cake by VPBank – giải pháp tài chính thông minh giúp bạn chủ động hơn trong việc kiểm soát thu – chi. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể mở tài khoản miễn phí, theo dõi dòng tiền dễ dàng, gửi tiết kiệm linh hoạt, và đầu tư sinh lời hiệu quả – tất cả đều thực hiện ngay trên điện thoại. Đây chính là bước khởi đầu vững chắc để bạn tiến gần hơn đến mục tiêu tài chính cá nhân một cách an toàn và bền vững.