logo

Cách lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng: Dễ áp dụng, dễ duy trì

Người đăng: Gato

05/05/2025

* Nội dung trong bài viết chỉ tổng hợp thông tin khách quan trên thị trường, không phải là lời khuyên đầu tư.

Một bảng chi tiêu cá nhân hàng tháng không chỉ là nơi ghi lại các con số, mà còn là công cụ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách mình đang sử dụng tiền mỗi ngày: đâu là khoản cần thiết, đâu là chi tiêu nên cắt giảm, và làm sao để tiết kiệm hiệu quả mà không cảm thấy áp lực. Cùng Ngân hàng số Cake by VPBank khám phá cách lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng đơn giản, dễ thực hiện và đặc biệt phù hợp với lối sống hiện đại, bận rộn.

>> Xem thêm:

Sự cần thiết của việc quản lý tài chính cá nhân

Những cách tiết kiệm tiền hiệu quả

Cách lập kế hoạch tài chính cá nhân

Vì sao nên lập bảng chi tiêu cá nhân mỗi tháng?

Việc lập bảng chi tiêu cá nhân hàng tháng là bước khởi đầu quan trọng để bạn chủ động kiểm soát tài chính, hướng tới cuộc sống ổn định và có kế hoạch hơn. Dưới đây là những lý do cụ thể giúp bạn hiểu vì sao nên duy trì thói quen này mỗi tháng:

  • Hiểu rõ dòng tiền và kiểm soát chi tiêu vô thức: Bảng chi tiêu cá nhân cung cấp cái nhìn rõ ràng về dòng tiền của bạn, từ nguồn thu nhập đến từng khoản chi. Khi liệt kê chi tiết các khoản chi tiêu, bạn dễ dàng nhận ra những khoản lãng phí hoặc những thứ mua sắm theo cảm xúc mà không thực sự cần thiết. Ngoài ra, việc đặt ra ngân sách cho từng hạng mục chi tiêu giúp bạn giới hạn và điều chỉnh hành vi tiêu dùng, tránh tình trạng “vung tay quá trán” dẫn đến thâm hụt ngân sách.
  • Dễ dàng phân bổ ngân sách cho từng mục đích: Khi bạn nắm rõ tổng thu nhập và các khoản chi cần thiết, việc chia ngân sách cho sinh hoạt, tiết kiệm, giải trí hay học tập sẽ khoa học và hợp lý hơn.
  • Tạo nền tảng cho tiết kiệm – đầu tư – hạn chế nợ: Một bảng chi tiêu rõ ràng là bước đầu tiên để xác định khả năng tiết kiệm và đầu tư, đồng thời giúp bạn tránh nợ nần do chi vượt quá thu.
  • Hình thành thói quen tài chính tốt: Việc lập và theo dõi bảng chi tiêu thường xuyên sẽ giúp bạn hình thành những thói quen chi tiêu hợp lý và có trách nhiệm hơn với tiền bạc của mình.

lap-bang-chi-tieu-ca-nhan-trong-1-thang-1.jpg

Mục đích của việc lập bảng chi tiêu cá nhân là để bạn chủ động trong việc kiểm soát tài chính hơn (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm:

9 sai lầm về tài chính cá nhân

Bảng chi tiêu gia đình hàng tháng

Cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả

Cách lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng từng bước cụ thể

Việc lập bảng chi tiêu cá nhân giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của bản thân, từ đó kiểm soát tốt hơn các khoản thu – chi, lên kế hoạch tiết kiệm hoặc đầu tư hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

Chọn cách ghi phù hợp (bảng tay, app, file excel)

Trước hết, bạn cần chọn phương pháp ghi chép phù hợp với thói quen của mình.

Bảng tay (Sổ tay/Giấy): Đây là cách truyền thống, đơn giản và không đòi hỏi công nghệ. Bạn chỉ cần một cuốn sổ và cây bút để ghi chép.

  • Ưu điểm: Dễ dàng thực hiện ngay, không phụ thuộc vào thiết bị.
  • Nhược điểm: Khó tổng hợp và phân tích, dễ thất lạc.

Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân: Có rất nhiều ứng dụng miễn phí và trả phí cho phép bạn theo dõi thu chi, phân loại tự động (khi kết nối với tài khoản ngân hàng) hoặc nhập liệu thủ công.

  • Ưu điểm: Tiện lợi, dễ dàng theo dõi và phân tích, có nhiều tính năng hỗ trợ (lập ngân sách, nhắc nhở).
  • Nhược điểm: Cần có smartphone và làm quen với giao diện ứng dụng.

File Excel/Google Sheets: Bảng tính cho phép bạn tùy chỉnh các cột, công thức để theo dõi và phân tích dữ liệu theo ý muốn.

  • Ưu điểm: Linh hoạt, khả năng tùy biến cao, dễ dàng tạo biểu đồ trực quan.
  • Nhược điểm: Cần có kiến thức cơ bản về sử dụng bảng tính, nhập liệu thủ công.

Ghi tổng thu nhập cố định và thu nhập phát sinh

Trong phần thu nhập của bảng chi tiêu, hãy liệt kê tất cả các nguồn tiền bạn nhận được trong tháng. Chia thành hai loại chính:

  • Thu nhập cố định: Đây là khoản tiền bạn nhận đều đặn hàng tháng, ví dụ như lương sau thuế,  trợ cấp, phụ cấp thường xuyên,... Hãy ghi rõ số tiền cụ thể.
    • Ví dụ: Lương công ty: 15.000.000 VNĐ
  • Thu nhập phát sinh: Đây là những khoản tiền bạn nhận thêm không thường xuyên, ví dụ như tiền thưởng ngày lễ, sinh nhật, hoa hồng dự án, thu nhập từ công việc tự do,...
    • Ví dụ: Thưởng dự án: 2.000.000 VNĐ; Thu nhập freelance: 1.000.000 VNĐ.

Xác định các nhóm chi tiêu cần theo dõi

Phân loại chi tiêu thành các nhóm chính sẽ giúp bạn kiểm soát dòng tiền tốt hơn. Bạn có thể tùy chỉnh nhóm chi theo mục tiêu tài chính cá nhân hoặc theo phương pháp như “6 chiếc lọ tài chính”. Một số nhóm chi tiêu phổ biến bao gồm:

  • Chi tiêu thiết yếu: Đây là khoản lớn nhất, dùng cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như tiền ăn uống, điện nước, tiền thuê nhà, đi lại, điện thoại,...
  • Tiết kiệm dài hạn: Dành cho việc gửi tiết kiệm, lập quỹ dự phòng, mua bảo hiểm, hoặc tích lũy cho các mục tiêu lớn như mua nhà, du học, nghỉ hưu,...
  • Giáo dục & phát triển bản thân: Khoản này dùng để đầu tư cho tri thức và kỹ năng: học khóa học online, mua sách, học ngoại ngữ, tham gia hội thảo,...
  • Hưởng thụ: Phục vụ nhu cầu giải trí và làm mới bản thân như đi cà phê, xem phim, du lịch, spa, mua món đồ yêu thích,…
  • Tự do tài chính - đầu tư: Dành để tạo thu nhập thụ động trong tương lai thông qua các kênh như đầu tư chứng khoán, góp vốn, kinh doanh nhỏ,…
  • Khoản cho đi: Khoản tiền dùng để làm từ thiện, hỗ trợ người thân, đóng góp cộng đồng,...

Theo dõi hàng ngày hoặc 2–3 ngày/lần

Việc ghi chép đều đặn là yếu tố then chốt để bảng chi tiêu phát huy hiệu quả. Hãy ghi lại mọi khoản chi tiêu ngay sau khi bạn thực hiện giao dịch hoặc ít nhất là 2-3 ngày một lần để tránh bỏ sót. Ghi rõ:

  • Ngày chi tiêu.
  • Mô tả khoản chi (bạn đã mua gì, trả tiền cho dịch vụ nào).
  • Số tiền đã chi.
  • Nhóm chi tiêu mà khoản này thuộc về.

Hãy cố gắng duy trì thói quen này trong suốt cả tháng.

Cuối tháng tổng kết – phân tích – điều chỉnh

Cuối tháng, bạn nên dành thời gian rà soát lại toàn bộ thu – chi. Đây là bước quan trọng để bạn không chỉ ghi nhận lại mà còn cải thiện dần khả năng quản lý tài chính cá nhân theo thời gian. Hãy thực hiện các bước sau:

  • Tổng kết: Tính tổng số tiền bạn đã chi cho từng nhóm chi tiêu. Tính tổng thu nhập và tổng chi tiêu của cả tháng.
  • Phân tích:
  • So sánh tổng chi tiêu với tổng thu nhập. Bạn đang thâm hụt hay có tiền dư?
  • Xem xét tỷ lệ chi tiêu cho từng nhóm so với tổng thu nhập và so với ngân sách bạn đã dự kiến (nếu có).
  • Nhận diện những nhóm chi tiêu chiếm tỷ lệ lớn nhất.
  • Tìm ra những khoản chi không cần thiết hoặc có thể cắt giảm.
  • Điều chỉnh: Dựa trên kết quả phân tích, hãy điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho tháng tới.
  • Đặt ra ngân sách cụ thể cho từng nhóm chi tiêu.
  • Tìm cách giảm bớt những khoản chi không hiệu quả.
  • Tăng cường tiết kiệm nếu mục tiêu chưa đạt được.

Lặp lại quy trình này mỗi tháng. Theo thời gian, bạn sẽ hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu của mình, kiểm soát tài chính hiệu quả hơn và tiến gần hơn đến các mục tiêu tài chính đã đề ra.

Cách lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng cụ thể, dễ quản lý

Cách lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng cụ thể, dễ quản lý (Nguồn: Sưu tầm)

Để đơn giản hóa quá trình theo dõi chi tiêu, bạn có thể sử dụng Cake by VPBank. Không chỉ là một ứng dụng ngân hàng số tiện lợi, Cake by VPBank còn là trợ thủ đắc lực giúp cá nhân và gia đình kiểm soát chi tiêu thông minh với giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tích hợp nhiều tính năng tài chính hữu ích, mang đến trải nghiệm quản lý dòng tiền linh hoạt, chủ động và tối ưu hơn mỗi ngày.

  • Theo dõi lịch sử chi tiêu chi tiết: Tất cả giao dịch đều được lưu trữ đầy đủ và phân loại rõ ràng theo danh mục như thanh toán hóa đơn, chi tiêu thẻ, mua sắm hay các khoản định kỳ. Người dùng có thể dễ dàng tra cứu và nắm bắt toàn bộ dòng tiền nhờ bộ lọc linh hoạt và trực quan.
  • Thanh toán hóa đơn đa dịch vụ trong một nền tảng duy nhất: Cake hỗ trợ thanh toán các hóa đơn thiết yếu như điện, nước, internet, truyền hình, học phí, vé máy bay, vé xe, khách sạn, bảo hiểm xe và nhiều tiện ích khác. Đặc biệt, bạn có thể cài đặt thanh toán định kỳ tự động, giúp tránh trễ hạn và kiểm soát chi tiêu sinh hoạt tốt hơn.
  • Tiết kiệm tích lũy linh hoạt: Chỉ từ 100.000 VNĐ/lần gửi, người dùng có thể gửi tiết kiệm nhiều lần và cài đặt tính năng trích tiền tự động hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Sản phẩm này không chỉ khuyến khích hình thành thói quen tiết kiệm đều đặn, mà còn tối ưu hóa lợi nhuận nhờ lãi suất cạnh tranh và kỳ hạn linh hoạt từ 1 đến 36 tháng.
  • Bảo mật đa tầng – an tâm tối đa: Cake by VPBank sử dụng công nghệ bảo mật hàng đầu với xác thực sinh trắc học (vân tay, Face ID), mã OTP và đặc biệt là mã khóa tiền gửi độc quyền tại Việt Nam, giúp bảo vệ tài khoản và khoản tiết kiệm của bạn một cách toàn diện.

lap-bang-chi-tieu-ca-nhan-trong-1-thang-1-2.jpg

Ứng dụng ngân hàng số Cake by VPBank là trợ thủ đắc lực giúp cá nhân và gia đình kiểm soát chi tiêu hiệu quả (Nguồn: Cake by VPBank)

>> Có thể bạn quan tâm:

Xu hướng nghỉ hưu trước tuổi FIRE

Hành trành tự do tài chính

Cách tiết kiệm tiền của người Nhật

Một số mẫu/ template bảng chi tiêu cá nhân bằng Excel đơn giản

Nếu bạn muốn theo dõi chi tiêu một cách khoa học, dễ tùy chỉnh và dễ lưu trữ thì Excel là một lựa chọn lý tưởng. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể tạo ra bảng chi tiêu cá nhân rõ ràng, trực quan và dễ phân tích. Dưới đây là một số mẫu bảng chi tiêu cá nhân bằng Excel đơn giản, phù hợp cho cả người mới bắt đầu lẫn những ai đã quen với việc quản lý tài chính cá nhân.

Mẫu 1: Bảng chi tiêu cá nhân cơ bản theo tháng

Danh mục

Số tiền (VNĐ)

Ghi chú

Thu nhập

15,000,000

Lương tháng

Chi tiêu cố định

 

 

Tiền nhà

5,000,000

Tiền thuê nhà

Điện nước

500,000

Hóa đơn điện, nước

Bảo hiểm

1,000,000

Bảo hiểm sức khỏe

Chi tiêu linh hoạt

 

 

Ăn uống

2,000,000

Mua sắm thực phẩm

Giao thông

1,000,000

Xăng xe, vé xe buýt

Giải trí

1,000,000

Phim, ăn uống ngoài

Tiết kiệm

3,000,000

Tiết kiệm dài hạn

Tổng chi tiêu

13,500,000

 

Dư còn lại

1,500,000

Dành cho quỹ dự phòng

Mẫu 2: Bảng chi tiêu cá nhân theo “6 chiếc lọ tài chính” (có bảng thu nhập)

1. Bảng Thu Nhập

Danh mục thu nhập

Số tiền (VNĐ)

Ghi chú

Lương chính

12,000,000

Lương từ công việc chính

Thu nhập phụ

3,000,000

Thu nhập từ công việc ngoài

Tổng thu nhập

15,000,000

Tổng thu nhập tháng

2. Bảng Chi Tiêu Theo “6 chiếc lọ tài chính

Nhóm chi tiêu

Tỷ lệ (%)

Số tiền (VNĐ)

Ghi chú

Chi tiêu thiết yếu

55%

8,250,000

Tiền nhà, ăn uống, điện nước...

Giáo dục & phát triển bản thân

10%

1,500,000

Học ngoại ngữ, sách vở

Tiết kiệm dài hạn

10%

1,500,000

Gửi tiết kiệm, đầu tư dài hạn

Tự do tài chính

10%

1,500,000

Đầu tư nhỏ, tích lũy riêng

Giải trí & hưởng thụ

10%

1,500,000

Du lịch, xem phim, ăn uống ngoài

Cho đi (từ thiện, biếu tặng)

5%

750,000

Giúp đỡ người thân, từ thiện

Tổng chi tiêu

100%

15,000,000

Tổng chi tiêu hàng tháng

 

 

 

lap-bang-chi-tieu-ca-nhan-trong-1-thang-4.jpgMẫu bảng theo dõi chi tiêu cá nhân theo tháng đơn giản, đẹp (Nguồn: Sưu tầm)

lap-bang-chi-tieu-ca-nhan-trong-1-thang-3.jpg

Mẫu bảng theo dõi chi tiêu, quản lý tài chính cá nhân đơn giản, dễ áp dụng (Nguồn: Sưu tầm)

lap-bang-chi-tieu-ca-nhan-trong-1-thang-5.jpg

Mẫu kế hoạch quản lý chi tiêu hàng tháng cho sinh viên trên Excel dễ thực hiện (Nguồn: Sưu tầm)

Lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng là một công cụ giúp bạn kiểm soát tài chính, làm bước đệm vững chắc để xây dựng một nền tảng tài chính lành mạnh. Việc duy trì thói quen này sẽ giúp bạn nhận ra những điểm yếu trong quản lý chi tiêu và đảm bảo bạn luôn tiến gần hơn đến các mục tiêu tài chính dài hạn. Dù bạn chọn ghi chép bằng tay hoặc bảng Excel, điều quan trọng nhất chính là bạn cần kiên trì và cập nhật thường xuyên để đạt được kết quả tốt nhất. Tiện lợi hơn, bạn có thể sử dụng ứng dụng Ngân hàng số Cake by VPBank để hỗ trợ quản lý chi tiêu cá nhân đơn giản, dễ dàng hơn.