Cách tiết kiệm của người Nhật: Kỷ luật – tối giản – hiệu quả
Người đăng: Gato
05/05/2025
* Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin khách quan, không phải là lời khuyên tài chính.
Người Nhật nổi tiếng với khả năng kiểm soát tài chính cá nhân một cách tỉ mỉ và hiệu quả. Không dựa vào thu nhập cao, người Nhật vẫn có thể duy trì cuộc sống ổn định, tích lũy đều đặn nhờ những thói quen tiết kiệm được hình thành từ sớm và duy trì nhất quán qua thời gian. Trong bài viết sau, hãy cùng Ngân hàng số Cake by VPBank tìm hiểu về cách tiết kiệm tiền của người Nhật đã áp dụng trong cuộc sống.
>> Có thể bạn quan tâm:
Xu hướng nghỉ hưu trước tuổi FIRE
Văn hoá tiết kiệm ăn sâu trong lối sống người Nhật
Tiết kiệm không đơn thuần là một thói quen tài chính ở Nhật Bản, mà đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong bối cảnh kinh tế luôn biến động và mức sống cao, người Nhật vẫn duy trì được sự ổn định tài chính cá nhân nhờ vào tư duy quản lý chi tiêu bền vững. Từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được dạy cách sử dụng tiền hợp lý thông qua các bài học thực tiễn trong gia đình, giúp hình thành nền tảng vững chắc cho cuộc sống tương lai.
Tư tưởng “ít nhưng chất” được thể hiện rõ nét trong cách tiết kiệm tiền của người Nhật. Họ ưu tiên sự đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày, không chạy theo những trào lưu tiêu dùng mà chú trọng vào chất lượng và độ bền của sản phẩm, nhờ vậy giảm thiểu được nhiều khoản chi không cần thiết. Nhờ vậy, họ có thể ứng phó hiệu quả với những biến cố tài chính đột xuất và xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai.
Người Nhật xem việc tiết kiệm tiền là nét văn hóa đặc trưng, truyền tải qua các thế hệ (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm:
Sự cần thiết của việc quản lý tài chính cá nhân
Những cách tiết kiệm tiền hiệu quả
Phương pháp Kakeibo – sổ tay tiết kiệm nổi tiếng của người Nhật
Kakeibo là phương pháp ghi chép chi tiêu thủ công do người Nhật phát triển, vừa thống kê các khoản thu – chi, vừa giúp người dùng tự đặt mục tiêu, tự đánh giá lý do chi tiền, và điều chỉnh hành vi tiêu dùng. Phương pháp này ra đời tại Nhật vào năm 1904, do nữ nhà báo Hani Motoko – người được xem là một trong những cây bút tiên phong của thời đại – khởi xướng. Cụm từ “Kakeibo” trong tiếng Nhật được hiểu là sổ ghi chép tài chính dành cho hộ gia đình. Phương pháp này được phát triển với mục tiêu giúp phụ nữ Nhật lúc bấy giờ chủ động trong việc phân bổ ngân sách và duy trì sự ổn định tài chính cho cả nhà. Vượt ra ngoài phạm vi quốc gia, Kakeibo ngày càng được lan rộng và đón nhận tại nhiều quốc gia khác nhờ tính thực tiễn và dễ áp dụng.
Phương pháp Kakeibo vận hành dựa trên một chuỗi 4 câu hỏi then chốt, định hướng toàn bộ quá trình kiểm soát tài chính cá nhân:
- Số tiền hiện có trong tháng là bao nhiêu?
- Mức tiết kiệm mong muốn là bao nhiêu?
- Chi tiêu bao nhiêu cho các nhu cầu trong tháng?
- Bạn sẽ điều chỉnh gì để sử dụng hiệu quả hơn trong tháng tới?
Ví dụ: Tổng thu nhập của bạn trong tháng là 15.000.000 VNĐ.Bạn đặt mục tiêu trích ra 3.000.000 VNĐ để tiết kiệm, sau khi trừ khoản tiết kiệm, bạn còn lại 12.000.000 VNĐ cho các khoản như:
- Tiền thuê nhà: 4.000.000 VNĐ
- Ăn uống: 3.000.000 VNĐ
- Đi lại: 1.000.000 VNĐ
- Sinh hoạt (điện, nước, mạng...): 1.500.000 VNĐ
- Mua sắm cá nhân & phát sinh khác: 2.500.000 VNĐ
Nếu tháng này chi cho mua sắm vượt mức dự kiến 500.000 VNĐ, bạn sẽ đặt giới hạn cụ thể cho tháng sau, đồng thời tăng hạn mức ăn uống lên 500.000 VNĐ để phù hợp thực tế, vẫn đảm bảo giữ nguyên mức tiết kiệm.
Thông qua việc trả lời từng câu hỏi ngay từ đầu tháng, bạn định hướng rõ ràng mục tiêu tài chính. Khi tổng kết vào cuối tháng, bạn sẽ xác định được điểm nào tiêu quá mức, đâu là khoản có thể cắt giảm, từ đó từng bước điều chỉnh hành vi chi tiêu phù hợp và bền vững.
Kakeibo là cách tiết kiệm tiền của người Nhật phổ biến trên toàn thế giới (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tham khảo thêm:
Quản lý chi tiêu cá nhân như thế nào hiệu quả
Những tựa sách quản lý tài chính nên đọc
Nên mua vàng hay gửi tiết kiệm
Những thói quen tiết kiệm phổ biến của người Nhật
Không chỉ dừng lại ở việc chi tiêu hợp lý, họ còn xây dựng nhiều thói quen sống có tính bền vững, giúp tối ưu hóa chi phí sinh hoạt mà vẫn giữ được chất lượng cuộc sống. Dưới đây là những thói quen tiết kiệm phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Mang cơm bento đi làm
Hầu hết người Nhật có thói quen tự đi chợ hoặc siêu thị mua nguyên liệu tươi để mang cơm bento đi làm. Việc này không chỉ giúp kiểm soát chất lượng món ăn mà còn giúp tiết kiệm 30–50% chi phí ăn ngoài mỗi tháng.
Tại Việt Nam, sinh viên hoặc dân văn phòng nếu chủ động mang cơm nhà theo có thể tiết kiệm trung bình khoảng 40.000–50.000 VNĐ/bữa trưa, so với việc ăn ngoài.
Mua đồ cũ chất lượng tốt
Văn hóa mua đồ second-hand tại Nhật rất phát triển. Họ đánh giá sản phẩm dựa trên công năng, độ bền và sự phù hợp với nhu cầu thay vì bị hấp dẫn bởi mẫu mã mới ra mắt. Thay vì phải bỏ ra một khoản lớn để sở hữu món đồ mới, người Nhật chọn tìm kiếm sản phẩm đã qua sử dụng tại các cửa hàng chuyên đồ cũ. Những món như áo khoác, túi xách, thậm chí là nội thất vẫn có thể mua được với mức giá chỉ bằng 30–50% giá gốc, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt.
Tại Việt Nam, mô hình này đang dần được ưa chuộng thông qua các chợ đồ cũ, hội nhóm hoặc sàn thương mại điện tử. Các bạn trẻ có thể mua một chiếc áo sơ mi chất lượng với giá chỉ từ 70.000–150.000 VNĐ, rẻ hơn nhiều so với hàng mới trong cửa hàng thời trang. Tư duy tiêu dùng này giúp tiết kiệm chi phí đáng kể, đồng thời góp phần giảm thiểu lãng phí tài nguyên.
Mua đồ cũ nhưng còn chất lượng tốt cũng là một thói quen tiết kiệm tiền hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)
>> Có thể bạn quan tâm:
Cách lập kế hoạch tài chính cá nhân
Hướng dẫn lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng
Bảng chi tiêu gia đình hàng tháng
Tái sử dụng đồ vật trong nhà
Người Nhật coi việc tái sử dụng và sửa chữa đồ vật như một lối sống đáng kính – nơi từng món đồ, dù nhỏ bé, cũng mang một “giá trị tinh thần” riêng. Đó không phải là sự hà tiện, mà là biểu hiện của sự tôn trọng tài nguyên và tránh lãng phí một cách có ý thức.
Một chiếc quạt điện cũ không còn hoạt động trơn tru, thay vì bị loại bỏ lập tức, sẽ được người Nhật mang đi bảo trì hoặc tận dụng bộ phận còn tốt cho các mục đích khác. Quần áo cũ, nếu không còn vừa, có thể được chỉnh sửa thành túi xách nhỏ, bao đựng bento hay thậm chí là khăn lau tái chế. Ngay cả hộp carton hay túi giấy từ cửa hàng cũng được giữ lại để dùng khi cần gói quà hoặc lưu trữ vật dụng.
Sống tối giản (minimalism)
Tối giản là một trong những triết lý sống đặc trưng của người Nhật, xuất phát từ tinh thần đề cao sự tinh gọn, ngăn nắp và đủ dùng. Thay vì tích trữ đồ đạc để rồi không sử dụng đến, họ tập trung vào việc chọn lựa kỹ càng những gì thực sự cần thiết, tránh lãng phí không gian và năng lượng. Lối sống này không chỉ giúp căn nhà luôn rộng rãi, sạch sẽ mà còn tạo môi trường lý tưởng để nuôi dưỡng sự bình tâm, sáng suốt trong tư duy.
Ở Việt Nam, xu hướng sống tối giản cũng đang dần trở nên phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ thành thị. Nhiều bạn trẻ bắt đầu dọn tủ quần áo theo phương pháp “capsule wardrobe” – chỉ giữ lại những món đồ cơ bản, dễ phối, có chất lượng tốt và phù hợp với bản thân.
Ưu tiên tiết kiệm năng lượng
Tiết kiệm năng lượng là nét văn hóa ăn sâu vào đời sống người Nhật. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được hướng dẫn cách tắt đèn trước khi ra khỏi phòng, chỉ mở điều hòa khi thực sự cần thiết, và không bao giờ để nước chảy tự do khi đánh răng. Việc sử dụng điện, nước đúng cách không chỉ để giảm chi phí mà còn thể hiện sự tôn trọng với tài nguyên – thứ mà họ luôn xem là hữu hạn và đáng được gìn giữ.
Liên hệ tại Việt Nam, nhiều hộ gia đình bắt đầu áp dụng các thiết bị tiết kiệm điện như bóng đèn LED, điều hòa inverter, máy giặt chế độ Eco. Một số trường học, đặc biệt là các trường mầm non và tiểu học ở thành phố, đã đưa các bài học về tiết kiệm điện, nước vào chương trình sinh hoạt hàng tuần. Những hành động nhỏ như tắt công tắc khi ra khỏi lớp, dùng chậu khi rửa rau thay vì xả nước trực tiếp,... đang được hình thành từ sớm.
Bạn có thể học cách tiết kiệm tiền của người Nhật như mang cơm trưa đi làm, tái chế đồ cũ,... (Nguồn: Sưu tầm)
Vì sao cách tiết kiệm kiểu Nhật hiệu quả lâu dài?
Người Nhật không tiết kiệm theo kiểu “thắt lưng buộc bụng” quá mức, mà họ xây dựng cho mình một tư duy tài chính bền vững, khoa học và linh hoạt. Dưới đây là 3 yếu tố cốt lõi giúp bạn hiểu vì sao phương pháp này hiệu quả về lâu dài:
- Luôn tiết kiệm với mục tiêu cụ thể: Thay vì chỉ “để dành cho có”, cách tiết kiệm tiền của người Nhật luôn gắn với mục tiêu rõ ràng như: mua nhà, nghỉ hưu sớm, đi du lịch, hoặc lo cho con cái sau này. Việc tiết kiệm có đích đến khiến bạn cảm thấy động lực mạnh mẽ hơn, từ đó duy trì thói quen này một cách dễ dàng, không cần ép buộc.
- Biến tiết kiệm thành phong cách sống: Họ xây dựng thói quen tiết kiệm như một phong cách sống – nơi mọi lựa chọn tiêu dùng đều phản ánh sự tự chủ, chứ không phải là sự từ chối hưởng thụ. Việc quản lý tài chính được thực hiện một cách mềm dẻo, hướng đến sự cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và kế hoạch tương lai.
- Không “cắt giảm cực đoan”: Tiết kiệm kiểu Nhật không bắt bạn phải loại bỏ hoàn toàn chi tiêu cho bản thân. Thay vào đó, họ chi tiêu có ý thức – biết rõ mình cần gì, và đâu là ưu tiên ở thời điểm hiện tại. Mỗi khoản chi được cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên thứ tự ưu tiên và giá trị thực tế. Phương pháp này giúp tránh cảm giác bị thiếu hụt, đồng thời vẫn duy trì được sự thoải mái trong cuộc sống.
Người Nhật thường đặt mục tiêu dài hạn để lên kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý (Nguồn: Sưu tầm)
Làm sao áp dụng cách tiết kiệm của người Nhật vào cuộc sống hiện đại?
Giữa nhịp sống hiện đại, nơi bạn dễ dàng rút ví chỉ bằng một cú chạm điện thoại, việc kiểm soát chi tiêu ngày càng trở nên cần thiết. Tiết kiệm tiền không còn là nỗi lo nếu bạn áp dụng đúng các cách tiết kiệm tiền của người Nhật vào cuộc sống sau đây:
- Bắt đầu ghi chi tiêu tay hoặc dùng app: Việc viết ra những khoản đã chi mỗi ngày khiến bạn nhận thức rõ hơn về dòng tiền đang đi đâu. Bạn có thể viết tay các khoản tiền thu - chi vào sổ hoặc sử dụng các app quản lý chi tiêu, chia rõ theo các mục: ăn uống, đi lại, hóa đơn, giải trí,... Khi bạn đối chiếu với từng khoản chi, tư duy tiêu dùng sẽ thay đổi rõ rệt theo thời gian.
Ví dụ: Chi phí ăn uống: 60,000 VNĐ cho bữa trưa, 25.000 VNĐ cho cà phê,....
- Lên ngân sách theo tuần thay vì tháng: Ngân sách tháng thường khiến bạn tiêu nhiều trong những ngày đầu rồi “thắt lưng” vào cuối kỳ. Thay vào đó, việc chia nhỏ kế hoạch tài chính giúp dễ kiểm soát, linh hoạt điều chỉnh khi cần thiết, đồng thời tránh tình trạng “cháy túi” trước kỳ nhận lương.
Ví dụ: Ngân sách cho việc ăn uống là 6.000.000 VNĐ/tháng thì bạn có thể lên kế hoạch 1.500.000 VNĐ/tuần để dễ kiểm soát khi đi chợ.
- Tập phân biệt “cần” và “muốn” mỗi lần mua sắm: Một trong những kỹ năng tài chính cốt lõi của người Nhật là luôn đặt câu hỏi trước khi mua sắm: “Món này mình thực sự cần, hay chỉ muốn?”. Việc phân biệt rõ ràng sẽ giúp bạn tránh được những chi tiêu bốc đồng, giữ cho tài chính cá nhân luôn ở trạng thái ổn định. Bạn nên viết tên món đồ vào danh sách chờ mua, nếu sau 3 ngày vẫn muốn thì bạn hãy cân nhắc mua chúng.
Ví dụ: Bạn thấy một chiếc áo đang giảm 40%, giá còn 200,000 VNĐ, bạn có thể ghi vào danh sách “Cân nhắc mua”. Nếu sau 1 tuần vẫn cảm thấy cần thì hãy mua chiếc áo đó.
- Thiết lập quỹ tiết kiệm rõ ràng, có mục tiêu cụ thể: Tiền tiết kiệm dễ bị xài nhầm nếu không có mục tiêu cụ thể. Bạn hãy xác định rõ quỹ tiết kiệm cho từng mục tiêu: đi du lịch, học thêm kỹ năng mới, hoặc dự phòng khi có việc đột xuất. Khi bạn biết mình đang tiết kiệm cho điều gì, việc duy trì kỷ luật sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ: Mỗi tháng tự động chuyển 1.000.000 VNĐ vào quỹ tiết kiệm “Du lịch cuối năm”. Sau 6 tháng bạn đã có 6.000.000đ mà không bị ảnh hưởng đến chi tiêu hằng ngày.
- Tối giản không gian sống: Việc giảm bớt vật dụng không cần thiết trong nhà, dọn dẹp nhà định kỳ giúp tâm trí nhẹ nhàng hơn và hạn chế việc mua sắm theo cảm hứng. Khi nhà cửa gọn gàng, bạn sẽ ít bị thôi thúc bởi cảm xúc nhất thời muốn “mua thêm cho đầy đủ”.
Ví dụ: Thay vì mua thêm một chiếc áo mới mỗi khi hứng thú, bạn dọn lại tủ và nhận ra bạn có đến 5 chiếc tương tự chưa mặc đến 2 lần, nhờ vậy, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền cho việc mua sắm.
Phân chia mục tiêu tiết kiệm rõ ràng giúp hình thành thói quen tài chính lành mạnh (Nguồn: Sưu tầm)
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tiết kiệm tiền của người Nhật để chủ động xây dựng một cuộc sống vững vàng, có mục tiêu và kiểm soát tốt tài chính cá nhân.
Để tối ưu hóa hành trình tiết kiệm một cách khoa học, người dùng có thể cân nhắc lựa chọn hai sản phẩm tài chính hiện đang được triển khai bởi ngân hàng số Cake by VPBank, gồm Tiền gửi tiêu chuẩn và Tiền gửi tích lũy. Mỗi loại được thiết kế phù hợp với nhu cầu và mục tiêu tài chính khác nhau:
- Tiền gửi tiêu chuẩn: Hình thức dành cho những ai ưu tiên sự ổn định và linh hoạt, cung cấp đa dạng kỳ hạn, từ 1 đến 36 tháng. Khách hàng cũng có thể lựa chọn phương thức nhận lãi hàng tháng, hàng quý, đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Đặc biệt, bạn có thể rút một phần gốc trước hạn trong các tình huống cấp bách mà vẫn đảm bảo phần còn lại được hưởng đúng lãi suất ban đầu đã cam kết.
- Tiền gửi tích lũy: Đây là lựa chọn phù hợp với những ai đang hướng đến các mục tiêu tài chính lâu dài như mua nhà, mua xe, lập quỹ học tập cho con, hoặc xây dựng khoản tiết kiệm dự phòng. Khách hàng có thể nạp tiền nhiều lần, tối thiểu 100.000 VNĐ / lần gửi, kết hợp với tính năng thiết lập trích tiền tự động theo chu kỳ ngày, tuần, tháng. Phương thức này không tạo áp lực tài chính nhưng vẫn đảm bảo tính đều đặn trong việc tích lũy, đảm bảo vững chắc tài chính lâu dài.
Hai sản phẩm Tiền gửi tiêu chuẩn và Tiền gửi tích lũy của Ngân hàng số Cake by VPBank giúp bạn tiết kiệm hiệu quả hơn (Nguồn: Cake by VPBank )
Hãy bắt đầu gửi tiết kiệm tại Cake by VPBank ngay hôm nay để tận hưởng lãi suất hấp dẫn và quản lý tài chính thông minh!