Phương pháp 50/20/30: Bí quyết cân đối chi tiêu và tiết kiệm
Người đăng: Gato
14/05/2025
*Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin khách quan, không phải là lời khuyên tài chính.
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đòi hỏi một nguyên tắc rõ ràng và dễ áp dụng, và phương pháp 50/30/20 chính là công thức được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Bằng cách chia thu nhập thành ba nhóm chi tiêu hợp lý, phương pháp này không chỉ giúp kiểm soát dòng tiền hàng tháng mà còn hỗ trợ xây dựng nền tảng tài chính vững chắc. Trong bài viết này, Ngân hàng số Cake by VPBank sẽ cùng bạn tìm hiểu phương pháp 50/30/20 là gì, các bước áp dụng và lưu ý quan trọng cần biết, từ đó giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu và mục tiêu tài chính của mình.
>> Xem thêm:
Sự cần thiết của quản lý tài chính cá nhân
Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính giúp phân bổ chi tiêu hợp lý
Cách quản lý chi tiêu cá nhân hợp lý
Phương pháp quản lý tài chính 50/20/30 là gì?
Phương pháp 50/30/20 là quy tắc phân bổ thu nhập thành ba nhóm chi tiêu chính: 50% cho nhu cầu thiết yếu, 20% cho tiết kiệm và đầu tư, 30% còn lại dành cho chi tiêu cá nhân và giải trí. Quy tắc này được giới thiệu lần đầu tiên bởi Elizabeth Warren, một chuyên gia tài chính nổi tiếng của Mỹ, trong cuốn sách “All Your Worth: The Ultimate Lifetime Money Plan”.
50% thu nhập cho chi tiêu thiết yếu
Bạn nên dành 50% thu nhập hàng tháng để chi trả cho những khoản bắt buộc, đảm bảo các nhu cầu sống cơ bản, bao gồm Tiền nhà, chi phí ăn uống, điện – nước, phương tiện di chuyển, bảo hiểm và các khoản phải thanh toán cố định.
Việc chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu nên được kiểm soát trong phạm vi tối đa 50% tổng thu nhập hàng tháng. Nếu nhận thấy nhóm chi phí này đang vượt quá mức cho phép, bạn cần rà soát lại từng khoản để điều chỉnh phù hợp, nhằm duy trì sự cân đối trong quản lý tài chính cá nhân.

Nguyên tắc 50/20/30 của Elizabeth Warren giúp bạn phân chia thu nhập một cách khoa học (Nguồn: Sưu tầm)
20% thu nhập cho tiết kiệm và đầu tư
Khoảng 20% thu nhập nên được ưu tiên xây dựng các quỹ tài chính cá nhân như tiết kiệm, hưu trí, dự phòng khẩn cấp hoặc đầu tư vào các kênh sinh lời như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,... Việc duy trì một phần thu nhập cho những quỹ này sẽ giúp bạn có nguồn lực sẵn sàng xử lý khi có biến cố phát sinh.
Với 20% thu nhập mỗi tháng, bạn có thể bắt đầu ngay hành trình tiết kiệm cùng sản phẩm Tiền gửi tích lũy tại ngân hàng số Cake by VPBank – lựa chọn linh hoạt, dễ tiếp cận cho bất kỳ ai muốn xây dựng kỷ luật tài chính. Khách hàng có thể gửi góp nhiều lần với số tiền tối thiểu từ 100.000 VNĐ trở lên, thiết lập lịch gửi tự động tùy theo tuần, tháng hoặc ngày để tạo thói quen tiết kiệm đều đặn, không áp lực. Việc gửi tiết kiệm định kỳ giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính bền vững thoải mái, nhẹ nhàng.

Gửi tiền tiết kiệm tại Cake by VPBank giúp bạn tích lũy tài chính dài hạn (Nguồn: Cake by VPBank)
30% thu nhập cho chi tiêu cá nhân và hưởng thụ
Khoảng 30% thu nhập còn lại sẽ được phân bổ cho các hoạt động như mua sắm, giải trí, du lịch hoặc chi tiêu cho những đam mê riêng. Đây là nhóm chi phí mang tính linh hoạt cao, giúp bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Dù đây không phải nhóm thiết yếu, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì động lực và cân bằng cảm xúc. Bạn có thể tạo danh sách ưu tiên và đặt hạn mức cho từng hoạt động để tránh bội chi.

Bạn chỉ nên dành 30% thu nhập cho việc mua sắm cá nhân, giải trí (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tham khảo thêm:
Những cách tiết kiệm tiền dễ áp dụng trong cuộc sống hiện đại
Cách tiết kiệm tiền của người Nhật và cách ứng dụng tại Việt Nam
Lập kế hoạch tài chính cá nhân như thế nào
Các bước áp dụng phương pháp 50/20/30 trong quản lý chi tiêu
Không chỉ là một quy tắc chia tiền, phương pháp 50/30/20 còn giúp thiết lập kỷ luật tài chính cá nhân. Quy trình áp dụng nguyên tắc này trong quản lý chi tiêu bao gồm:
Bước 1: Xác định tổng thu nhập hàng tháng
Để bắt đầu áp dụng phương pháp 50/30/20, bạn cần xác định tổng thu nhập thực nhận mỗi tháng. Khoản này bao gồm lương cố định, tiền thưởng, hoa hồng, lãi suất đầu tư, kinh doanh riêng,... sau khi trừ các khoản bảo hiểm, thuế hoặc các khoản khấu trừ tự động. Việc xác định rõ ràng con số này sẽ giúp bạn có nền tảng vững chắc để tính toán tiếp theo.

Bạn cần xác định rõ mình có bao nhiêu thu nhập mỗi tháng trước khi chia tiền (Nguồn: Sưu tầm)
Bước 2: Ghi lại mọi khoản chi tiêu trong tháng
Bước tiếp theo, bạn cần ghi lại mọi khoản chi tiêu trong tháng như sinh hoạt hằng ngày (ăn uống, nhà cửa, điện nước), di chuyển (xăng xe, phương tiện công cộng), liên lạc (điện thoại, internet),…
Trong quá trình ghi chép, hãy cố gắng phân loại các khoản chi tiêu ban đầu theo ba nhóm lớn: Nhu cầu thiết yếu, Mục tiêu tài chính và Mong muốn cá nhân (dù có thể chưa chính xác theo tỷ lệ 50/20/30). Việc này giúp bạn phát hiện thói quen chi tiêu và xác định rõ mức độ cần thiết của từng nhóm chi.
Ví dụ về các khoản chi tiêu có thể ghi lại:
- Nhu cầu thiết yếu: Tiền thuê nhà/trả góp nhà, tiền ăn uống (thực phẩm), tiền điện, nước, internet, chi phí đi lại (xăng xe, vé xe buýt), bảo hiểm y tế, các khoản nợ tối thiểu phải trả,...
- Mục tiêu tài chính: Tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp, đầu tư chứng khoán/bất động sản, trả nợ (ngoài khoản nợ tối thiểu),...
- Mong muốn cá nhân: Ăn nhà hàng, mua sắm quần áo không thiết yếu, giải trí (xem phim, du lịch), sở thích cá nhân,...
Bước 3: Phân bổ ngân sách theo tỷ lệ 50/20/30
Sau khi đã xác định được tổng thu nhập và có cái nhìn tổng quan về các khoản chi tiêu, bạn sẽ tiến hành phân bổ ngân sách theo tỷ lệ 50/20/30:
- 50% cho Nhu cầu thiết yếu: Dựa trên số liệu đã ghi chép, hãy xem xét liệu tổng các khoản chi tiêu thiết yếu của bạn có vượt quá 50% thu nhập ròng hay không. Nếu vượt quá, bạn cần tìm cách cắt giảm những chi phí không thực sự cần thiết trong nhóm này (ví dụ: tiết kiệm điện, nấu ăn tại nhà nhiều hơn,...).
- Ví dụ: Với thu nhập 10.000.000 VNĐ, ngân sách cho nhu cầu thiết yếu là 20.000.000 * 50% = 5.000.000 VNĐ.
- 20% cho Mục tiêu tài chính: Đây là khoản tiền bạn dành riêng cho tương lai tài chính của mình. Hãy ưu tiên các mục tiêu quan trọng như xây dựng quỹ khẩn cấp (ít nhất 3-6 tháng chi phí sinh hoạt), trả các khoản nợ có lãi suất cao, và đầu tư cho các mục tiêu dài hạn.
- Ví dụ: Ngân sách cho mục tiêu tài chính là 10.000.000 * 20% = 2.000.000 VNĐ.
- 30% cho Chi tiêu cá nhân và hưởng thụ: Đây là khoản tiền còn lại để bạn chi tiêu cho những thứ mang lại niềm vui và sự thoải mái. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn không vượt quá ngân sách này. Nếu bạn muốn chi tiêu nhiều hơn cho một sở thích nào đó, bạn có thể cần phải cắt giảm ở các hạng mục mong muốn khác.
- Ví dụ: Ngân sách cho mong muốn cá nhân là 10.000.000 * 30% = 3.000.000 VNĐ.
>> Có thể bạn quan tâm: Những ứng dụng có tính năng quản lý chi tiêu tốt nhất
Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh chi tiêu thực tế
Để giữ ngân sách luôn nằm trong tầm kiểm soát, bạn hãy thường xuyên ghi chép chi tiêu thực tế và so sánh với kế hoạch ban đầu. Mỗi tuần hoặc mỗi tháng, bạn tổng hợp lại tất cả hóa đơn, số tiền đã chi và số dư còn lại, sau đó phân tích xem mục nào vượt trần hoặc còn dư thừa. Từ kết quả đó, bạn có thể điều chỉnh ngay:
- Giảm bớt những khoản phát sinh không cần thiết (như cà phê ngoài, đồ online).
- Chuyển bớt chi tiêu từ nhóm “hưởng thụ” sang “tiết kiệm” nếu có thể.
- Bổ sung quỹ dự phòng nếu chưa đạt ngưỡng 3–6 tháng chi phí cơ bản.
Việc lặp lại thói quen đánh giá và tinh chỉnh này không chỉ giúp bạn phát hiện kịp thời sai lệch, mà còn dần hình thành kỹ năng kiểm soát tài chính ngày càng chặt chẽ và linh hoạt hơn.
>> Đọc thêm những sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân để tránh

Bạn nên theo dõi tình hình chi tiêu thực tế để tránh việc bội chi (Nguồn: Sưu tầm)
Thực hành cân đối chi tiêu và tiết kiệm với mức lương 8 triệu
Khi mức thu nhập giới hạn chỉ 8,000,000 VNĐ/tháng, việc kiểm soát tài chính càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Phương pháp chi tiêu 50/30/20 sẽ giúp bạn phân bổ dòng tiền một cách rõ ràng, tránh tình trạng “vung tay quá trán”, đồng thời vẫn đảm bảo được các mục tiêu tài chính dài hạn.
Giả sử thu nhập của bạn là 8,000,000 VNĐ mỗi tháng. Áp dụng quy tắc 50/20/30, bạn sẽ chia như sau:
Hạng mục | Số tiền | Chi tiết | Lời khuyên |
Nhu cầu thiết yếu - 50% | 4,000,000 VNĐ | Tiền thuê nhà: 1,500,000 VNĐ | |
Ăn uống hằng ngày: 1,200,000 VNĐ | Tự nấu ăn tại nhà, hạn chế đặt đồ ăn ngoài | ||
Điện, nước, gói 4G/5G, điện thoại: 800,000 VNĐ | Theo dõi và giới hạn mức sử dụng điện/nước để giảm hóa đơn | ||
Xăng xe, di chuyển: 500,000 VNĐ | |||
Tiết kiệm/Đầu tư - 20% | 1,600,000 VNĐ | Gửi tiết kiệm tích lũy tại Cake by VPBank: 1,000,000 VNĐ | |
Đóng quỹ khẩn cấp: 600,000 VNĐ | Tích lũy đều đặn mỗi tháng để đủ 3–6 tháng chi phí sinh hoạt cơ bản | ||
Chi tiêu cá nhân - 30% | 2,400,000 VNĐ | Mua sắm cá nhân (quần áo, mỹ phẩm): 800,000 VNĐ | Chỉ mua khi thật sự cần, tránh mua theo cảm xúc |
Giải trí, cà phê bạn bè: 600,000 VNĐ | Hạn chế tụ tập nhiều lần/tuần, chọn quán phù hợp ngân sách | ||
Du lịch, trải nghiệm: 500,000 VNĐ | Lên kế hoạch trước, săn ưu đãi sớm để tiết kiệm chi phí | ||
Sở thích cá nhân (sách, học kỹ năng,…): 500,000 VNĐ |
Lưu ý: Ví dụ trên chỉ mang tính tham khảo, chi tiêu thực tế có thể điều chỉnh tùy hoàn cảnh (chưa có gia đình, nơi ở, chi phí sinh hoạt khác nhau…).
Vì sao phương pháp 50/20/30 hiệu quả?
Khác với nhiều bảng kế hoạch tài chính cầu kỳ, quy tắc 50/20/30 đơn giản, phù hợp cả cho người mới bắt đầu làm quen quản lý tài chính cá nhân lẫn người đi làm lâu năm muốn tái cấu trúc dòng tiền. Một số lý do giúp phương pháp chi tiêu 50/30/20 đạt hiệu quả cao là:
- Dễ tiếp cận và triển khai: Phương pháp 50/20/30 rất thân thiện với người dùng, kể cả khi bạn không có nền tảng kiến thức chuyên sâu về tài chính cá nhân vẫn có thể áp dụng dễ dàng.
- Hình thành thói quen quản lý tài chính lành mạnh: Khi vận dụng nguyên tắc này vào cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ từng bước xây dựng thói quen chi tiêu hợp lý và duy trì việc tiết kiệm một cách đều đặn.
- Tính thích ứng cao: Phương pháp này không mang tính cứng nhắc mà hoàn toàn có thể điều chỉnh tùy theo hoàn cảnh tài chính, mức thu nhập và ưu tiên cá nhân của mỗi người hay mỗi gia đình.
- Giảm áp lực tài chính: Việc chia thu nhập theo từng nhóm mục đích giúp bạn dễ dàng theo dõi, kiểm soát được các khoản chi. Từ đó, áp lực về tiền bạc sẽ được giảm thiểu đáng kể.
- Hướng đến các mục tiêu dài hạn: Khoản 20% dành cho tiết kiệm và đầu tư chính là công cụ hữu hiệu để bạn từng bước xây dựng quỹ dự phòng, tạo nền móng cho những mục tiêu lớn trong tương lai như mua nhà, đầu tư hay nghỉ hưu. Khi thu nhập tăng lên và mức sống giữ nguyên, bạn có thể tăng tỷ lệ tiết kiệm để nhanh chóng đạt các mục tiêu dài hạn hơn.

Cách áp dụng quy tắc 50/30/20 để cân đối chi tiêu tài chính trong gia đình hàng tháng (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm: Bảng chi tiêu gia đình hàng tháng
Lưu ý khi áp dụng phương pháp 50/20/30
Phương pháp 50/20/30 tuy đơn giản nhưng để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần cân nhắc một số điểm sau đây:
- Điều chỉnh tỷ lệ linh hoạt theo hoàn cảnh cá nhân: Tỷ lệ 50/20/30 là tỉ lệ chuẩn, nhưng bạn có thể điều chỉnh dựa trên tình hình thực tế. Ví dụ: Gia đình có con nhỏ thì chi phí nuôi con (sữa, tã,...) thường tăng cao, nên có thể điều chỉnh nhóm nhu cầu thiết yếu lên 55–60% và bù lại giảm nhóm chi tiêu cá nhân.
- Ưu tiên xây dựng quỹ dự phòng trước: Trước khi nghĩ đến chi tiêu cá nhân, bạn nên đảm bảo đã hoàn thành mục tiêu 20% cho tiết kiệm/quỹ khẩn cấp. Tiền quỹ dự phòng nên đủ để bạn trang trải ít nhất 3–6 tháng chi phí cơ bản, giúp bạn an tâm khi gặp biến cố bất ngờ.
- Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh: Mỗi tháng hoặc mỗi khi có biến động thu nhập (tăng lương, thưởng, chuyển việc) hay chi phí lớn (sinh con, sửa nhà…), bạn hãy cập nhật lại bảng kế hoạch chi tiêu. Việc theo dõi sát sao, ghi chép đầy đủ sẽ giúp bạn phản ứng kịp thời và duy trì cân đối ngân sách hiệu quả.

Bạn nên nắm rõ tình hình chi tiêu thực tế để linh hoạt điều chỉnh kế hoạch tài chính (Nguồn: Sưu tầm)
Trên đây là những thông tin về phương pháp 50/30/20 - một quy tắc quản lý tài chính giúp bạn chủ động kiểm soát chi tiêu và hướng tới mục tiêu tài chính dài hạn. Khi kiên trì áp dụng, bạn sẽ nhanh chóng xây dựng được nền tảng tài chính vững chắc. Hãy bắt đầu tích lũy tài chính ngay hôm nay với ngân hàng số Cake by VPBank, trải nghiệm tính năng tiết kiệm tự động với lãi suất hấp dẫn, hướng đến những mục tiêu lớn trong tương lai.