logo

Thẻ tín dụng không sử dụng có tính phí không? Lưu ý về phí

Gato

23/06/2025

*Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin khách quan, không phải là lời khuyên tài chính.

Nhiều người sau khi mở thẻ tín dụng nhưng chưa từng sử dụng hoặc đã ngưng dùng trong thời gian dài thường băn khoăn liệu thẻ tín dụng không sử dụng có tính phí không. Thực tế là dù không sử dụng, bạn vẫn có thể bị tính các loại phí như phí thường niên hoặc phí duy trì, nếu thẻ vẫn còn hiệu lực và chưa làm thủ tục hủy với ngân hàng. Hãy cùng Ngân hàng số Cake by VPBank tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!

>> Tham khảo thêm:

Nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào

3 cách mở thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập

Cách sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả nhận ưu đãi, hoàn tiền

 

Thẻ tín dụng không sử dụng có tính phí không?

Câu trả lời là có. Dù thẻ tín dụng không được sử dụng, nhưng nếu vẫn trong trạng thái hoạt động, khách hàng vẫn có thể phát sinh các khoản phí. Mức phí và loại phí cụ thể sẽ thay đổi tùy theo quy định riêng của từng ngân hàng cũng như từng hoàn cảnh sử dụng thẻ của khách hàng.

the-tin-dung-khong-su-dung-co-tinh-phi-khong-1.jpg

Thẻ tín dụng dù không sử dụng vẫn bị tính phí nếu thẻ còn hoạt động (Nguồn: Sưu tầm)

 

Các loại phí có thể phát sinh khi không sử dụng thẻ tín dụng

Dưới đây là các khoản phí phổ biến mà chủ thẻ có thể gặp dù không thực hiện bất kỳ giao dịch tiêu dùng nào:

Phí thường niên thẻ tín dụng

Phí thường niên là chi phí được ngân hàng thu định kỳ mỗi năm nhằm duy trì hiệu lực sử dụng của thẻ tín dụng. Tùy theo chính sách từng tổ chức tài chính, khoản phí này có thể được áp dụng ngay cả trong trường hợp thẻ chưa được kích hoạt. Mức thu thường rơi vào khoảng từ 100.000 đến 1.000.000 VNĐ mỗi năm, tùy theo loại thẻ và quy định của từng ngân hàng. Một điều đáng lưu ý là nhiều người chỉ phát hiện khoản phí này khi đã bị ghi nhận nợ quá hạn, ảnh hưởng đến điểm tín dụng cá nhân do không theo dõi giao dịch thường xuyên.

>> Có thể bạn quan tâm: Top 9 thẻ tín dụng miễn phí/ hoàn phí thường niên tốt nhất

Phí quản lý tài khoản/phí duy trì thẻ

Một số ngân hàng có thể áp dụng thêm phí quản lý tài khoản hoặc phí duy trì thẻ. Khoản này thường được hiểu là chi phí để ngân hàng vận hành, theo dõi, đảm bảo trạng thái hoạt động của tài khoản tín dụng, kể cả khi không có giao dịch. Dù không phổ biến như phí thường niên, nhưng đây vẫn là khoản cần cân nhắc nếu người dùng có thói quen mở thẻ nhưng để đó mà không sử dụng lâu dài.

Phí phạt chậm thanh toán (nếu có dư nợ cũ)

Trường hợp đã sử dụng thẻ trước đó nhưng chưa tất toán toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng, việc để thẻ không dùng sẽ không miễn trừ trách nhiệm tài chính. Nếu không thanh toán đúng kỳ hạn, chủ thẻ có thể bị áp dụng phí phạt chậm thanh toán, thường dao động từ 2% - 5% trên số tiền còn nợ, tùy từng ngân hàng. Ngoài khoản phạt, người dùng còn phải gánh thêm lãi suất cao nếu để dư nợ kéo dài. Điều này khiến khoản nợ phát sinh ngày càng lớn dù bạn không hề sử dụng thẻ.

Các loại phí khác (ít phổ biến hơn nhưng có thể tồn tại)

Ngoài các khoản phí nêu trên, một số loại phí khác cũng có thể phát sinh trong quá trình sở hữu thẻ tín dụng, dù không sử dụng thường xuyên. Ví dụ như:

  • Phí giao thẻ tận nơi nếu đăng ký mở thẻ online.
  • Phí in sao kê giấy theo yêu cầu.
  • Phí vượt hạn mức nếu có giao dịch tự động phát sinh.
  • Phí hủy thẻ trước thời hạn hoặc mất thẻ nhưng không khai báo.

Những khoản phí này có thể không xuất hiện thường xuyên nhưng vẫn là yếu tố tiềm ẩn khiến người dùng phát sinh chi phí không lường trước. Do đó, việc chủ động theo dõi biểu phí và liên hệ ngân hàng để được tư vấn cụ thể luôn là bước cần thiết nếu không còn nhu cầu sử dụng thẻ.

>> Xem chi tiết:

Lãi suất thẻ tín dụng là gì? 4 loại lãi suất thẻ tín dụng phổ biến

Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là gì? Hiểu đúng để tránh nợ nần

the-tin-dung-khong-su-dung-co-tinh-phi-khong-2.jpg

Khi không sử dụng thẻ tín dụng, bạn vẫn phải đóng nhiều loại phí, tùy theo chính sách của từng ngân hàng (Nguồn: Sưu tầm)

Trường hợp thẻ tín dụng không bị tính phí khi không sử dụng

Không phải mọi thẻ tín dụng đều phát sinh phí dù không sử dụng. Một số trường hợp đặc biệt như thẻ đang nằm trong chương trình miễn phí thường niên năm đầu, thẻ thuộc gói ưu đãi riêng theo chính sách khách hàng thân thiết hoặc được ngân hàng khuyến mãi miễn phí/ hoàn phí trọn đời, có thể không bị thu bất kỳ khoản phí nào khi không phát sinh giao dịch.

Ngoài ra, nếu chủ thẻ chưa kích hoạt thẻ và ngân hàng có quy định rõ ràng rằng phí thường niên chỉ áp dụng sau khi thẻ được kích hoạt, thì tài khoản cũng không bị trừ phí dù thẻ đã được cấp. Tuy nhiên, điều này cần được xác nhận cụ thể tùy theo chính sách của từng ngân hàng.

Ảnh hưởng của việc để thẻ tín dụng không sử dụng mà vẫn bị tính phí

Việc để thẻ tín dụng không sử dụng nhưng vẫn phát sinh phí có thể gây ra nhiều tác động không tốt đối với chủ thẻ. Trước hết, khoản phí duy trì thẻ hoặc các loại phí khác có thể tích lũy thành dư nợ ngoài ý muốn, đặc biệt nếu bạn có nhiều thẻ và vô tình bỏ sót việc thanh toán.

Bên cạnh đó, phí phạt do không thanh toán dư nợ đúng hạn, dù thẻ ít được dùng, cũng ảnh hưởng trực tiếp đến điểm tín dụng của chủ thẻ. Điểm tín dụng giảm sút sẽ khiến việc vay vốn hoặc mở thẻ mới trong tương lai gặp khó khăn hơn. 

Thêm vào đó, việc không sử dụng thẻ nhưng vẫn duy trì hoạt động có thể làm tăng nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng nếu không được quản lý cẩn trọng. Do đó, việc nắm rõ và chủ động xử lý các khoản phí liên quan là điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi và tối ưu hóa nguồn vốn của bản thân.

the-tin-dung-khong-su-dung-co-tinh-phi-khong-3.jpg

Việc để thẻ tín dụng không sử dụng nhưng không hủy có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực (Nguồn: Sưu tầm)

Lời khuyên và giải pháp khi muốn ngưng sử dụng thẻ tín dụng

Nếu khách hàng không có kế hoạch sử dụng thẻ tín dụng trong tương lai, việc hủy thẻ vĩnh viễn là cách tối ưu nhằm tránh phát sinh các khoản phí không mong muốn. Thủ tục này có thể được thực hiện dễ dàng bằng sử dụng ứng dụng Mobile Banking. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để yêu cầu hủy thẻ. Khi thực hiện thủ tục này, cần cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan để nhân viên ngân hàng xác minh và xử lý yêu cầu.

Việc hoàn tất quy trình hủy thẻ đòi hỏi chủ thẻ phải nộp lại thẻ tín dụng cho ngân hàng. Trường hợp thẻ bị mất hoặc không thể nộp lại, ngân hàng sẽ xem xét trường hợp thẻ bị mất và áp dụng phí xử lý mất thẻ, thường dao động khoảng 50.000 đồng tùy theo quy định của từng ngân hàng.

Lưu ý: Quá trình hủy thẻ sẽ phụ thuộc vào quy định riêng của từng ngân hàng.

the-tin-dung-khong-su-dung-co-tinh-phi-khong-4.jpg

Khách hàng cần thực hiện thao tác hủy thẻ tín dụng theo đúng quy định ngân hàng (Nguồn: Sưu tầm)

 

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thẻ tín dụng hiện đại, tiện lợi, nhiều ưu đãi hoàn tiền, thẻ tín dụng Cake Freedom (Visa) của ngân hàng số Cake by VPBank là một lựa chọn đáng cân nhắc. Một số lợi ích nổi bật của thẻ tín dụng Cake Freedom (Visa) bao gồm:

  • Chỉ mất 2 phút để hoàn tất thủ tục trực tuyến: Người dùng chỉ cần sử dụng căn cước công dân gắn chip còn hiệu lực để thực hiện đăng ký. Tất cả các bước đều diễn ra trên nền tảng số, không yêu cầu chứng minh tài chính hay nộp hồ sơ phúc tạp.
  • Thẻ ảo được kích hoạt ngay sau khi hồ sơ được duyệt: Sau khi được phê duyệt, hệ thống sẽ cấp thẻ ảo với hạn mức tạm thời lên tới 50% (tối đa 5 triệu đồng), cho phép người dùng giao dịch trực tuyến ngay lập tức. Đồng thời, thẻ vật lý sẽ được chuyển phát đến địa chỉ đăng ký trong khoảng từ 3 đến 5 ngày làm việc.
  • Không mất phí phát hành và hoàn phí thường niên khi chi tiêu đủ điều kiện: Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Cake by VPBank, người dùng sẽ được hoàn lại phí thường niên.
  • Ưu đãi hoàn tiền lên tới 1,000,000 VNĐ mỗi tháng (*): Chủ thẻ có cơ hội được hoàn lại 20% giá trị chi tiêu trong nhiều danh mục khác nhau, tuỳ thuộc vào từng chương trình ưu đãi đang triển khai.
  • Quản lý thẻ tiện lợi qua ứng dụng di động: Mọi thao tác như theo dõi sao kê, lên lịch thanh toán tự động hoặc kiểm soát hạn mức đều được tích hợp trên ứng dụng Cake by VPBank, giúp người dùng kiểm soát tài chính cá nhân một cách chủ động và an toàn, mọi lúc mọi nơi.

(*) Ưu đãi của Thẻ tín dụng Cake Freedom có thể thay đổi tuỳ theo chính sách sản phẩm ở từng thời kỳ. Xem chi tiết tại điều kiện điều khoản sử dụng thẻ tín dụng Cake Freedom.

the-tin-dung-khong-su-dung-co-tinh-phi-khong-5.jpg

Thẻ tín dụng Cake Freedom có nhiều ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn (Nguồn: Cake by VPBank)

 

Các bước mở thẻ tín dụng Cake Freedom (Visa) bao gồm 7 thao tác sau:

  • Bước 1: Vào app Cake by VPBank, nhấn “Mở thẻ”.
  • Bước 2: Xem thông tin giới thiệu thẻ tín dụng và nhấn “Phát hành thẻ”.
  • Bước 3: Xác thực khuôn mặt và để hệ thống tự động kiểm tra lịch sử tín dụng (LOS). Hệ thống LOS (Loan Origination System) sẽ đánh giá lịch sử tín dụng của bạn dựa trên CIC, thu nhập, nợ hiện tại,....
  • Bước 4: Nếu hồ sơ được duyệt, chọn mẫu thẻ yêu thích.
  • Bước 5: Hoàn thiện thông tin cá nhân và thiết lập bảo mật (công việc, địa chỉ, mã PIN,...).
  • Bước 6: Xem và xác nhận hợp đồng phát hành thẻ.
  • Bước 7: Nhận thẻ ảo kích hoạt ngay; thẻ vật lý sẽ giao tận tay trong 3–5 ngày!
the-tin-dung-khong-su-dung-co-tinh-phi-khong-6.jpg

Cách mở thẻ tín dụng Cake Freedom (Visa) chi tiết (Nguồn: Cake by VPBank)

 

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc thẻ tín dụng không sử dụng có tính phí không. Dù bạn không sử dụng thẻ tín dụng thì vẫn phải chịu các khoản phí để duy trì trạng thái hoạt động của thẻ. Do đó, nếu không còn nhu cầu sử dụng, bạn nên chủ động liên hệ ngân hàng để làm thủ tục hủy thẻ, tránh bị tính phí không mong muốn về sau. 

Hãy nhanh chóng đăng ký thẻ tín dụng Cake Freedom của ngân hàng số Cake by VPBank ngay hôm nay để trải nghiệm thẻ tín dụng thế hệ mới, dễ quản lý, dễ kiểm soát và hoàn toàn chủ động.