Điểm tín dụng là gì? Thang điểm, cách tra cứu và tăng điểm tín dụng
Người đăng: Gato
22/05/2025
*Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin khách quan, không phải là lời khuyên tài chính.
Khi bạn vay tiền ngân hàng, mở thẻ tín dụng hay mua trả góp, một yếu tố âm thầm nhưng vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến việc được duyệt hay không chính là điểm tín dụng. Đây là chỉ số phản ánh mức độ uy tín tài chính của bạn, điểm càng cao, khả năng vay vốn và nhận ưu đãi càng lớn. Vậy điểm tín dụng là gì, cách kiểm tra thế nào? Hãy cùng Ngân hàng số Cake by VPBank tìm hiểu về điểm tín dụng trong bài viết bên dưới.
>> Xem chi tiết:
Thẻ tín dụng là gì? Những điều quan trọng cần biết
Thẻ Visa là gì? Các loại thẻ Visa phổ biến
Điểm tín dụng là gì?
Điểm tín dụng là thước đo thể hiện mức độ uy tín tài chính của một cá nhân. Chỉ số này giúp các tổ chức tài chính đánh giá khả năng thanh toán nợ và trả các khoản vay đúng hạn của người vay. Điểm tín dụng cao chứng tỏ khả năng hoàn trả nợ tốt, từ đó mở ra cơ hội tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn và mức rủi ro tín dụng thấp hơn.
Tại Việt Nam, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC) – cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp điểm tín dụng. Điểm số này được xác định dựa trên nhiều tiêu chí như lịch sử trả nợ, tổng dư nợ, số lượng khoản vay đang hoạt động, thời gian sử dụng tín dụng, cùng với các thông tin tài chính liên quan khác của khách hàng.

Điểm tín dụng chính là thước đo mức độ uy tín tài chính của mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp (Nguồn: Sưu tầm)
Thang điểm tín dụng áp dụng tại Việt Nam
Hiện nay, chưa có một thang điểm tín dụng duy nhất và tuyệt đối áp dụng cho tất cả các tổ chức tài chính tại Việt Nam. Các ngân hàng và công ty tài chính có thể có những điều chỉnh và trọng số khác nhau cho các yếu tố đánh giá tín dụng, dẫn đến sự khác biệt nhỏ trong cách họ nhìn nhận điểm tín dụng.
Tuy vậy, thang điểm tín dụng phổ biến nhất được sử dụng là thang điểm do Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) xây dựng và quản lý. Cụ thể như sau:
Điểm tín dụng (theo CIC) | Mức độ rủi ro | Đánh giá khả năng duyệt vay |
150 – 321 | Rất cao | Không đủ điều kiện vay vốn, hồ sơ vay gần như bị từ chối hoàn toàn. |
322 – 430 | Cao | Nguy cơ mất khả năng thanh toán, khó được duyệt vay. |
431 – 569 | Trung bình | Có thể được xét duyệt, nhưng thường chịu lãi suất cao do rủi ro tín dụng ở mức tương đối. |
570 – 679 | Thấp | Hồ sơ có khả năng được chấp thuận, lãi suất vay ở mức hợp lý nhờ điểm tín dụng ổn định. |
680 – 750 | Rất thấp | Được đánh giá là khách hàng tín nhiệm cao, dễ dàng được phê duyệt vay với lãi suất ưu đãi. |
>> Tham khảo thêm:
Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng là gì
CIC là gì? Vai trò của tổ chức CIC
Tầm quan trọng của điểm tín dụng
Trong bối cảnh tài chính ngày càng phát triển, điểm tín dụng được ví như "hồ sơ uy tín" phản ánh khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của một cá nhân. Thông qua xếp hạng điểm tín dụng, các tổ chức tín dụng có thể đánh giá mức độ tin cậy của bạn khi xét duyệt các yêu cầu liên quan đến vay mượn hoặc cấp tín dụng.
- Khả năng tiếp cận vốn vay: Những cá nhân sở hữu điểm tín dụng tốt thường được ưu tiên xét duyệt các khoản vay như mua ô tô, mua nhà hoặc vay tiêu dùng cá nhân. Ngược lại, điểm số thấp sẽ làm giảm cơ hội tiếp cận vốn, thậm chí dẫn đến việc bị từ chối hồ sơ vay.
- Chi phí vay vốn - Lãi suất: Mức điểm tín dụng còn là cơ sở để các ngân hàng xác định rủi ro tín dụng và điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp. Người vay có điểm tín dụng cao sẽ được hưởng ưu đãi lãi suất thấp hơn, từ đó giảm đáng kể tổng chi phí tài chính trong suốt thời hạn vay.
- Hạn mức và điều kiện mở thẻ tín dụng: Điểm tín dụng cũng là yếu tố then chốt quyết định khả năng mở thẻ tín dụng mới cũng như hạn mức được cấp. Khách hàng có điểm số cao thường được cung cấp thẻ với nhiều ưu đãi và mức tín dụng cao hơn, thuận lợi cho việc chi tiêu và quản lý tài chính cá nhân.

Điểm tín dụng tốt sẽ giúp quá trình thẩm định hồ sơ duyệt vay vốn của bạn có tỷ lệ thành công cao hơn (Nguồn: Sưu tầm)
Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng và tỷ trọng ước tính
Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng cá nhân tại Việt Nam (dựa trên tiêu chuẩn chấm điểm tín dụng của CIC – Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia), kèm theo tỷ trọng ước tính thường được các tổ chức tín dụng tham khảo:
- Lịch sử thanh toán (Payment History) - 35%: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống đánh giá điểm tín dụng cá nhân, vì phản ánh mức độ cam kết và trách nhiệm tài chính của người vay thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn.
- Số tiền nợ (Amounts Owed/Credit Utilization) - 30%: Tổng dư nợ bao gồm tất cả các khoản tín dụng đang hoạt động như vay tiêu dùng, thế chấp, thẻ tín dụng…, là một chỉ báo quan trọng về khả năng tài chính. Khi tỷ lệ nợ trên tổng hạn mức cao, các đơn vị cho vay có thể đánh giá bạn là người đang gặp áp lực tài chính và khó có khả năng chi trả thêm.
- Thâm niên tín dụng (Length of Credit History) - 15%: Thời gian bạn duy trì tài khoản tín dụng cũng phản ánh mức độ ổn định và trách nhiệm tài chính. Lịch sử tín dụng càng lâu, các tổ chức tài chính càng có cơ sở đánh giá bạn là người vay đáng tin cậy.
- Cơ cấu tín dụng (Credit Mix) - 10%: Sự kết hợp giữa các loại hình tín dụng như vay thế chấp, vay tiêu dùng, và thẻ tín dụng cho thấy bạn biết cách phân bổ và kiểm soát nguồn tài chính cá nhân. Điều này đem lại ấn tượng tích cực với các tổ chức tài chính khi thẩm định điểm tín dụng của bạn.
- Tín dụng mới (New Credit) - 10%: Việc liên tục mở mới các tài khoản tín dụng trong thời gian ngắn có thể được xem là dấu hiệu của tình trạng tài chính không ổn định. Điều này không chỉ làm giảm điểm tín dụng mà còn khiến các tổ chức cho vay lo ngại về khả năng quản lý nợ của bạn.
Yếu tố | Tỷ trọng (%) | Mô tả chi tiết |
1. Lịch sử thanh toán | 35% | Trả nợ đúng hạn hay không, số lần trả chậm và mức độ trễ ảnh hưởng trực tiếp đến điểm tín dụng. |
2. Số tiền nợ hiện tại | 30% | Tổng dư nợ và tỷ lệ sử dụng hạn mức tín dụng – càng thấp càng tốt. |
3. Thời gian sử dụng tín dụng | 15% | Lịch sử tín dụng lâu dài thể hiện sự ổn định và uy tín tài chính. |
4. Các loại hình tín dụng | 10% | Sử dụng đa dạng (vay mua nhà, thẻ tín dụng...) giúp tăng điểm. |
5. Tài khoản tín dụng mới | 10% | Mở nhiều khoản vay trong thời gian ngắn có thể bị xem là rủi ro. |

Điểm tín dụng sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố lịch sử thanh toán, số dư nợ, thâm niên, cơ cấu tín dụng của bạn (Nguồn: Sưu tầm)
Cách tra cứu điểm tín dụng tại Việt Nam
Việc kiểm tra điểm tín dụng hiện nay đã trở nên đơn giản hơn nhờ các công cụ trực tuyến và dịch vụ hỗ trợ của các tổ chức tài chính. Bạn có thể chủ động theo dõi “sức khỏe” tài chính của mình bất cứ lúc nào.
Kiểm tra tại CIC
Bạn có thể dễ dàng tra cứu điểm tín dụng và lịch sử tín dụng cá nhân qua hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Dưới đây là các bước chi tiết để bạn có thể thực hiện một cách thuận lợi:
Kiểm tra điểm tín dụng trên website CIC chính thức:
- Bước 1: Truy cập vào trang web chính thức của CIC tại địa chỉ https://cic.gov.vn/ và chọn mục "Đăng ký".
- Bước 2: Điền đầy đủ thông tin cá nhân, bao gồm họ tên, số CCCD gắn chip còn hiệu lực, email và số điện thoại.
- Bước 3: Tiến hành xác thực tài khoản qua mã OTP, có thể yêu cầu xác minh qua cuộc gọi điện thoại.
- Bước 4: Sau khi tài khoản được kích hoạt thành công, bạn có thể đăng nhập và kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân..
Kiểm tra CIC qua ứng dụng di động CIC Credit Connect:
- Bước 1: Tải ứng dụng "CIC Credit Connect" từ App Store hoặc Google Play.
- Bước 2: Đăng ký tài khoản theo quy trình tương tự như khi đăng ký trên website.
- Bước 3: Xác thực tài khoản qua mã OTP.
- Bước 4: Sau khi đăng nhập thành công, bạn có thể xem chi tiết điểm tín dụng và lịch sử tín dụng cá nhân.

Cách kiểm tra điểm tín dụng thông qua trang web CIC (Nguồn: CIC website)
Kiểm tra tại ngân hàng
Ngoài CIC, nhiều ngân hàng hiện nay cũng hỗ trợ khách hàng kiểm tra điểm tín dụng thông qua các kênh giao dịch trực tuyến hoặc tại quầy. Khi có nhu cầu, bạn chỉ cần liên hệ ngân hàng đang sử dụng dịch vụ để được hướng dẫn chi tiết thủ tục tra cứu điểm tín dụng cá nhân.
Cách cải thiện và duy trì điểm tín dụng tốt
Khi báo cáo tín dụng của bạn được cập nhật, điểm tín dụng có thể thay đổi tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào thông tin mới được bổ sung. Sau đây là một số cách tăng điểm tín dụng CIC:
- Thanh toán hóa đơn đúng hạn: Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi sử dụng thẻ tín dụng là đảm bảo thanh toán đúng thời gian quy định. Nếu bỏ qua thời hạn thanh toán, bạn sẽ phải chịu thêm lãi suất cho số tiền chưa trả và phí phạt trả chậm.
- Giữ tỷ lệ sử dụng tín dụng dưới mức tối đa: Khi bạn được cấp hạn mức tín dụng, chẳng hạn như 30 triệu hay 50 triệu đồng, việc sử dụng gần hết hạn mức sẽ ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng của bạn. Do đó, các chuyên gia tài chính khuyến nghị bạn chỉ nên sử dụng khoảng 70% của hạn mức tín dụng đã cấp. Điều này không chỉ giúp bạn duy trì điểm tín dụng ổn định mà còn giúp tránh tình trạng không đủ khả năng thanh toán nợ.
- Tránh nộp đơn xin mở quá nhiều tài khoản tín dụng: Khi gặp khó khăn tài chính, một số người có xu hướng mở thêm thẻ tín dụng mới để trả nợ cho thẻ cũ. Tuy nhiên, đây là một chiến lược không khuyến khích, vì các tổ chức tín dụng sẽ nghi ngờ tình hình tài chính của bạn và lo ngại bạn không có khả năng thanh toán khoản vay mới. Vì vậy, hạn chế việc mở quá nhiều thẻ tín dụng và tránh tình trạng sử dụng thẻ tín dụng mới để trả nợ cũ.

Cải thiện điểm tín dụng tốt giúp bạn dễ dàng tiếp cận các sản phẩm tài chính như thẻ tín dụng, vay vốn ngân hàng (Nguồn: Sưu tầm)
Những hiểu lầm phổ biến về điểm tín dụng
Dù điểm tín dụng ngày càng được quan tâm, vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm khiến không ít người gặp khó khăn trong quản lý tài chính cá nhân. Dưới đây là ba hiểu lầm phổ biến mà bạn nên tránh:
- Điểm tín dụng chỉ quan trọng khi vay tiền mua nhà hoặc xe: Thực tế, điểm tín dụng ảnh hưởng đến hầu hết các sản phẩm tài chính, kể cả khi mở thẻ tín dụng, vay tiêu dùng hoặc mua hàng trả góp. Vì vậy, dù chưa có nhu cầu vay lớn, việc duy trì điểm tín dụng tốt luôn là điều cần thiết.
- Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng sẽ không ảnh hưởng đến điểm tín dụng: Mặc dù, việc trả khoản tối thiểu giúp bạn tránh được phí phạt trễ hạn, nhưng nếu liên tục duy trì dư nợ cao so với hạn mức, tỷ lệ sử dụng tín dụng sẽ tăng. Điều này lại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm số. Do đó, để cải thiện hoặc giữ điểm tín dụng tốt, bạn nên ưu tiên thanh toán toàn bộ dư nợ thay vì chỉ trả số tiền tối thiểu.
- Đóng tài khoản tín dụng cũ sẽ giúp tăng điểm tín dụng: Trên thực tế, điều này có thể khiến điểm tín dụng giảm. Lý do là khi bạn đóng một tài khoản tín dụng cũ, độ dài lịch sử tín dụng của bạn bị rút ngắn, đồng thời làm giảm tổng hạn mức tín dụng – khiến tỷ lệ sử dụng tín dụng tăng lên. Do đó, trừ khi tài khoản cũ có phí duy trì cao hoặc bạn thực sự không cần dùng đến nữa, việc giữ lại các thẻ tín dụng cũ vẫn là lựa chọn có lợi hơn cho điểm số tín dụng.
Nhìn chung, việc hiểu đúng về điểm tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng cùng cách cải thiện điểm sẽ giúp bạn chủ động hơn trong các kế hoạch tài chính cá nhân, mở rộng cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính hiện đại. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tài chính linh hoạt, an toàn và nhiều ưu đãi, hãy trải nghiệm ngay thẻ tín dụng Cake by VPBank để tận hưởng những tiện ích vượt trội và kiểm soát điểm tín dụng hiệu quả hơn mỗi ngày.
Không yêu cầu chứng minh thu nhập, bạn chỉ cần CCCD gắn chip hợp lệ để hoàn tất quy trình đăng ký trực tuyến trong vài phút. Ngay sau khi xác thực thành công, bạn sẽ được cấp thẻ ảo để sử dụng tức thì, cùng hạn mức tín dụng được duyệt tự động. Ngoài ra, thẻ còn được miễn phí phát hành và miễn phí thường niên năm đầu (áp dụng theo điều kiện cụ thể), đồng thời mang lại lợi ích hoàn tiền lên đến 20% khi chi tiêu tại các danh mục ưu đãi. Đây là giải pháp linh hoạt giúp bạn vừa chi tiêu thông minh vừa nâng cao điểm tín dụng cá nhân một cách chủ động.
Để sở hữu thẻ tín dụng từ Cake by VPBank, bạn chỉ cần làm theo 7 bước như sau:
- Bước 1: Mở ứng dụng Cake by VPBank và chọn mục “Mở thẻ”.
- Bước 2: Đọc kỹ thông tin về thẻ tín dụng và nhấn “Phát hành thẻ”.
- Bước 3: Tiến hành xác thực khuôn mặt để hệ thống tự động kiểm tra lịch sử tín dụng (LOS). Đây là hệ thống đánh giá hồ sơ dựa trên các yếu tố như CIC, thu nhập và các khoản nợ hiện tại.
- Bước 4: Nếu được phê duyệt, bạn có thể chọn mẫu thẻ mình yêu thích.
- Bước 5: Cung cấp thông tin cá nhân và thiết lập mã bảo mật (bao gồm công việc, địa chỉ, mã PIN,...).
- Bước 6: Kiểm tra và xác nhận hợp đồng phát hành thẻ.
- Bước 7: Nhận ngay thẻ ảo để sử dụng, còn thẻ vật lý sẽ được chuyển đến tận tay trong vòng 3–5 ngày làm việc.

Cách mở thẻ tín dụng online Cake Freedom chi tiết (Nguồn: Cake by VPBank)
Việc hiểu rõ và duy trì điểm tín dụng tốt sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận các dịch vụ vay vốn, mở thẻ tín dụng, mua trả góp với điều kiện ưu đãi hơn. Đừng đợi đến khi cần vay mới quan tâm đến điểm số của mình - hãy bắt đầu xây dựng hồ sơ tín dụng tích cực ngay hôm nay. Mở thẻ tín dụng Cake Freedom tại ngân hàng số Cake by VPBank để tận hưởng giải pháp chi tiêu linh hoạt vừa giúp nâng cao điểm tín dụng cá nhân một cách chủ động.