logo

Tìm hiểu vay thế chấp: Đặc điểm, lãi suất, điều kiện, quy trình

Gato

23/06/2025

* Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin khách quan, không phải là lời khuyên tài chính.

Vay thế chấp là gì? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra khi có nhu cầu vay vốn lớn để mua nhà, xe hoặc đầu tư kinh doanh. Khác với vay tín chấp, vay thế chấp yêu cầu người vay phải có tài sản đảm bảo như sổ đỏ, xe ô tô hoặc sổ tiết kiệm. Hình thức này thường đi kèm mức lãi suất thấp hơn và thời hạn vay dài hơn. Tuy nhiên, để vay thế chấp hiệu quả và tránh rủi ro, người vay cần hiểu rõ các quy định, điều kiện và quy trình liên quan. Bài viết dưới đây của Cake by VPBank sẽ giúp bạn hiểu rõ vay thế chấp là gì, ưu nhược điểm và khi nào nên chọn hình thức này.

>> Xem thêm:

Tìm hiểu khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng là gì

Lãi suất là gì? Phân biệt lãi và lãi suất

 

Khái niệm vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp là hình thức vay vốn mà người vay phải dùng một loại tài sản có giá trị để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Tài sản này có thể là bất động sản đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu, xe ô tô, sổ tiết kiệm hoặc tài sản sẽ hình thành từ chính khoản vay. Trong trường hợp người vay không thực hiện đúng cam kết, ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ theo thỏa thuận đã ký. Tài sản thế chấp có thể thuộc sở hữu của chính người vay, của vợ/chồng, hoặc một bên thứ ba đứng tên đồng ý bảo đảm cho khoản vay, tùy theo quy định cụ thể của từng ngân hàng và thời điểm vay.

vay-the-chap-la-gi-1.jpg

Vay thế chấp là hình thức vay vốn cần có tài sản để đảm bảo (Nguồn: Sưu tầm)

Một số đặc điểm của hình thức vay thế chấp

Vay thế chấp là một trong những hình thức vay vốn lâu đời và phổ biến nhất tại các ngân hàng, với những đặc điểm nổi bật sau:

  • Người vay vẫn được sử dụng tài sản: Dù tài sản được mang đi thế chấp, người vay vẫn có quyền sử dụng trong suốt thời gian vay. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ giữ các giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu tài sản để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
  • Tài sản đảm bảo đa dạng: Không chỉ giới hạn ở bất động sản như nhà đất có sổ đỏ, sổ hồng, người vay còn có thể dùng ô tô, thiết bị máy móc, hàng hóa lưu kho, sổ tiết kiệm hay trái phiếu ngân hàng để thế chấp, tùy theo quy định từng tổ chức tín dụng.
  • Kỳ hạn vay linh hoạt và dài hạn: Tùy vào mục đích và năng lực tài chính của người vay, ngân hàng có thể cung cấp các gói vay kéo dài từ vài năm đến tối đa 25 - 35 năm.
  • Lãi suất thấp hơn vay tín chấp: Do có tài sản đảm bảo nên mức độ rủi ro thấp hơn, vì vậy lãi suất vay thế chấp thường ưu đãi hơn so với vay tín chấp.
  • Hạn mức vay cao: Khách hàng có thể vay từ 70% đến 100% giá trị tài sản thế chấp, tùy theo cách ngân hàng định giá.

Ngoài ra, mỗi ngân hàng sẽ có quy trình xét duyệt riêng liên quan đến việc thẩm định tài sản, kiểm tra hồ sơ và thời gian giải ngân. Do đó, người vay nên tìm hiểu kỹ trước khi nộp hồ sơ để lựa chọn gói vay phù hợp nhất với nhu cầu.

vay-the-chap-la-gi-2.png

Vay thế chấp là hình thức vay vốn lâu đời và phổ biến được hầu hết các ngân hàng áp dụng (Nguồn: Sưu tầm)

Các loại tài sản có thể thế chấp

Khi vay vốn tại ngân hàng theo hình thức thế chấp, người vay cần có tài sản đảm bảo để cam kết nghĩa vụ trả nợ. Dưới đây là các loại tài sản thường được chấp nhận làm tài sản thế chấp:

  • Bất động sản có giá trị pháp lý rõ ràng: Tài sản thế chấp này sẽ bao gồm quyền sử dụng đất, nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư đã có sổ hồng hoặc sổ đỏ. Ngoài ra, một số ngân hàng còn chấp nhận hợp đồng mua bán với chủ đầu tư dự án làm tài sản đảm bảo.
  • Giấy tờ có giá: Các loại tài sản tài chính như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu doanh nghiệp uy tín hoặc cổ phiếu niêm yết cũng có thể được sử dụng để thế chấp.
  • Tài sản hình thành trong tương lai: Ví dụ như nhà đang xây, căn hộ đang trong quá trình hoàn thiện hoặc hàng hóa lưu kho của doanh nghiệp, nếu đủ điều kiện pháp lý và được định giá, vẫn có thể được xét duyệt làm tài sản đảm bảo.
  • Phương tiện giao thông: Ô tô cá nhân, xe tải, xe chuyên dùng… là một trong những tài sản thế chấp phổ biến, đặc biệt với các gói vay tiêu dùng hoặc vay kinh doanh.
  • Máy móc và thiết bị sản xuất: Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng có thể chấp nhận máy móc, dây chuyền sản xuất hoặc vật tư làm tài sản thế chấp, giúp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

vay-the-chap-la-gi-3.jpg

Bất động sản có giá trị pháp lý rõ ràng có thể làm các tài sản để vay thế chấp (Nguồn: Sưu tầm)

Các mục đích vay thế chấp phổ biến

Vay thế chấp là giải pháp tài chính linh hoạt, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau trong cuộc sống và kinh doanh. Dưới đây là ba mục đích vay phổ biến nhất hiện nay:

Mua nhà, mua xe

Người vay cần khoản vốn lớn để:

  • Mua nhà ở đã có sổ hồng/sổ đỏ hoặc căn hộ dự án đang xây dựng.
  • Xây dựng, cải tạo hoặc hoàn thiện nhà ở.
  • Mua xe ô tô phục vụ mục đích đi lại cá nhân hoặc kinh doanh (bao gồm xe mới hoặc xe đã qua sử dụng).

Vay kinh doanh

Doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh có thể vay thế chấp để:

  • Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
  • Nhập hàng hóa, mua sắm máy móc thiết bị.
  • Bổ sung vốn lưu động theo từng giai đoạn.
  • Tài sản thế chấp có thể bao gồm bất động sản, máy móc, hàng hóa trong kho hoặc các tài sản hợp pháp khác.

Vay tiêu dùng giá trị lớn

Vay thế chấp tiêu dùng phù hợp với các nhu cầu chi tiêu lớn nhưng không thể thanh toán một lần, chẳng hạn:

  • Sửa chữa, nâng cấp nhà cửa.
  • Mua sắm nội thất, thiết bị điện tử gia dụng.
  • Chi trả chi phí học tập, chăm sóc y tế, du học, cưới hỏi,…

vay-the-chap-la-gi-4.png

Mua nhà, mua xe, vay tiêu dùng giá trị lớn, vay kinh doanh là những mục đích vay thế chấp phổ biến (Nguồn: Sưu tầm)

Vay thế chấp tối thiểu bao nhiêu năm?

Thời gian vay thế chấp tối thiểu thường do ngân hàng quy định tùy theo loại hình vay và chính sách riêng. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng hiện nay đều hỗ trợ kỳ hạn vay tối thiểu từ 12 tháng (1 năm) trở lên. Một số trường hợp đặc biệt, thời gian có thể thấp hơn, nhưng thường chỉ áp dụng cho khoản vay có giá trị nhỏ hoặc mục đích ngắn hạn. Người vay nên cân nhắc thời gian vay phù hợp với khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn để tránh áp lực tài chính không cần thiết.

vay-the-chap-la-gi-5.png

Hầu hết các ngân hàng cho vay thế chấp từ 1 năm trở lên (Nguồn: Sưu tầm)

Vay thế chấp tối đa được bao nhiêu?

Thời hạn vay thế chấp tối đa phụ thuộc vào từng ngân hàng, loại tài sản bảo đảm và mục đích vay. Trong thực tế, nhiều ngân hàng hỗ trợ vay thế chấp với thời gian lên đến 25 - 35 năm, đặc biệt với các khoản vay mua nhà hoặc bất động sản.

Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, thời hạn cho vay được phân loại như sau:

“Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các loại cho vay như sau:

1. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm.

2. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm.

3. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm.

Tùy theo nhu cầu của khách hàng và khả năng tài chính, ngân hàng sẽ quyết định thời hạn vay phù hợp.”

Các ngân hàng sẽ quyết định thời hạn vay dựa trên hồ sơ vay vốn, loại tài sản thế chấp, năng lực trả nợ của khách hàng và quy định nội bộ. Thời hạn vay càng dài, số tiền trả hàng tháng càng thấp, nhưng tổng lãi phải trả có thể sẽ cao hơn. Vì vậy, việc lựa chọn thời gian vay phù hợp là rất quan trọng để cân đối giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng chi trả lâu dài.

Vay thế chấp tối đa được bao nhiêu?

Vay thế chấp nhà ở có thể được phê duyệt thời hạn lên đến 35 năm tuỳ theo chính sách ngân hàng và giá trị tài sản (Nguồn: Sưu tầm)

Lãi suất và các chi phí liên quan đến vay thế chấp

Lãi suất vay thế chấp thường thấp hơn nhiều so với vay tín chấp, do có tài sản đảm bảo.

Lãi suất vay thế chấp

Lãi suất được áp dụng theo hai hình thức phổ biến:

  • Lãi suất cố định: Giữ nguyên trong suốt thời gian vay hoặc trong một khoảng thời gian nhất định (thường 6 - 24 tháng đầu).
  • Lãi suất thả nổi (linh hoạt): Thay đổi theo biến động thị trường, thường được điều chỉnh định kỳ sau thời gian cố định ban đầu. Lãi suất thả nổi thường được tính = lãi suất tham chiếu + biên độ cố định.

Dưới đây là bảng lãi suất vay thế chấp sổ đỏ của một số ngân hàng tại Việt Nam, cập nhật đến tháng 3/2025:

Ngân hàng

Lãi suất vay thế chấp (%/năm)

HDBank

3,5% - 10,6%

Agribank

6,5% - 7,5%

Techcombank

5,99% - 12,99%

VPBank

6,9% - 8,6%

TPBank

6,4% - 12,03%

Sacombank

7,49% - 12%

VIB

7,8% - 11,4%

SHB

6,99% - 10%

OCB

5,99% - 9,5%

MSB

5,99% - 9,1%

Vietcombank

7% - 9%

VietinBank

7,7% - 8,5%

Bản Việt

8,49% - 14,8%

BIDV

11,9%

Lưu ý: Lãi suất có thể thay đổi tùy theo chính sách, nhu cầu người vay, tài sản thế chấp,... của từng ngân hàng và thời điểm vay.

Các chi phí khác khi vay thế chấp

Ngoài lãi suất, người vay thế chấp cần lưu ý một số chi phí phát sinh trong quá trình vay như:

  • Phí thẩm định tài sản đảm bảo: Phí ngân hàng hoặc bên thứ ba định giá tài sản thế chấp (bất động sản, ô tô,...).
  • Phí công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm: Áp dụng nếu thế chấp bằng bất động sản, cần công chứng hợp đồng và đăng ký tại cơ quan nhà nước.
  • Phí trả nợ trước hạn: Nếu tất toán khoản vay sớm hơn thời gian cam kết, thường bị tính từ 1 - 5% dư nợ gốc còn lại.
  • Phí quản lý hồ sơ hoặc phí giải ngân (nếu có): Tùy từng ngân hàng sẽ có thêm phí hành chính cho dịch vụ hồ sơ vay.
  • Phí bảo hiểm khoản vay (không bắt buộc nhưng thường khuyến nghị): Phí này giúp đảm bảo quyền lợi đôi bên trong trường hợp bất khả kháng như tai nạn, mất khả năng trả nợ,...

vay-the-chap-la-gi-7.png

Ngoài lãi suất khoản vay khách hàng có thể sẽ tốn thêm các phí khác như phí thẩm định, bảo hiểm khoản vay,... tuỳ theo chính sách của ngân hàng (Nguồn: Sưu tầm)

Muốn vay thế chấp cần những gì?

Để được xét duyệt vay thế chấp tại ngân hàng, người vay cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan đến nhân thân, tài sản và tài chính. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu sẽ giúp quá trình thẩm định và giải ngân diễn ra nhanh chóng hơn.

Hồ sơ cá nhân:

  • Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu của ngân hàng).
  • CCCD gắn chip hoặc hộ chiếu còn hiệu lực (bản sao công chứng).
  • Hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú/KT3 (có thể yêu cầu bản sao công chứng).

Hồ sơ chứng minh tình trạng hôn nhân:

  • Giấy xác nhận độc thân (nếu chưa kết hôn).
  • Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn).
  • Áp dụng cho cả người vay, người đồng sở hữu tài sản hoặc người bảo lãnh (nếu có).

Hồ sơ về tài sản thế chấp:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ/sổ hồng).
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản khác như ô tô, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, hợp đồng mua bán bất động sản,...
  • Hợp đồng mua bán hoặc biên nhận góp vốn (trường hợp tài sản hình thành trong tương lai).

Hồ sơ chứng minh khả năng tài chính:

  • Hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm công việc.
  • Bảng lương hoặc sao kê tài khoản lương 3 - 6 tháng gần nhất.
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập khác như: hợp đồng cho thuê nhà/xe, giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính (nếu là hộ kinh doanh/doanh nghiệp).

Các giấy tờ khác (nếu có):

  • Giấy tờ bảo lãnh (nếu có người bảo lãnh vay vốn).
  • Giấy tờ liên quan đến tài sản vay chung, sở hữu chung.
  • Các giấy tờ bổ sung khác theo yêu cầu cụ thể của từng ngân hàng.

vay-the-chap-la-gi-8.png

Tổng hợp các giấy tờ cơ bản cần có để tiến thành vay thế chấp (Nguồn: Sưu tầm)

Quy trình vay thế chấp cơ bản

Khách hàng có thể thực hiện vay thế chấp thông qua 2 hình thức: trực tiếp tại ngân hàng hoặc đăng ký online thông qua ứng dụng ngân hàng số. Dưới đây là quy trình cơ bản áp dụng cho cả hai hình thức:

Quy trình vay thế chấp trực tiếp tại ngân hàng

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay thế chấp theo yêu cầu và đến chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng gần nhất.
  • Bước 2: Nhân viên ngân hàng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, tư vấn và hướng dẫn hoàn thiện giấy tờ nếu thiếu.
  • Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ, định giá tài sản thế chấp và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
  • Bước 4: Khách hàng ký kết hợp đồng vay vốn, hợp đồng thế chấp và các thỏa thuận liên quan khác.
  • Bước 5: Ngân hàng phê duyệt và tiến hành giải ngân khoản vay theo hình thức đã thỏa thuận (chuyển khoản, nộp vào tài khoản,...).

Quy trình đăng ký vay thế chấp online qua ứng dụng ngân hàng

  • Bước 1: Tải và đăng nhập ứng dụng ngân hàng số của tổ chức tín dụng bạn muốn vay.
  • Bước 2: Chọn mục “Vay” hoặc “Đăng ký vay” từ giao diện chính.
  • Bước 3: Nhập thông tin nhu cầu vay (số tiền, thời hạn, mục đích vay, tài sản thế chấp...).
  • Bước 4: Gửi yêu cầu đăng ký vay và chờ hệ thống xác nhận.
  • Bước 5: Nhân viên ngân hàng sẽ liên hệ để thẩm định thông tin, hoàn tất thủ tục và tiến hành giải ngân nếu được phê duyệt.

Phân biệt giữa vay thế chấp và vay tín chấp đơn giản, dễ hiểu

Quy trình vay thế chấp online và tại ngân hàng đơn giản, nhanh chóng, duyệt nhanh (Nguồn: Sưu tầm)

Phân biệt vay tín thế chấp và vay tín chấp

Khi có nhu cầu vay tiền ngân hàng, nhiều người băn khoăn không biết nên chọn vay thế chấp hay vay tín chấp. Đây là hai hình thức vay vốn phổ biến nhưng có sự khác biệt rõ rệt về điều kiện, thủ tục, hạn mức và lãi suất. Việc hiểu rõ điểm khác nhau giữa hai hình thức này sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp tài chính phù hợp với mục tiêu và khả năng của mình.

Tiêu chí

Vay thế chấp

Vay tín chấp

Định nghĩa

Vay vốn có tài sản đảm bảo như nhà, đất, ô tô, sổ tiết kiệm,...

Vay vốn không cần tài sản đảm bảo, dựa vào uy tín và thu nhập cá nhân

Tài sản đảm bảo

Cần có tài sản đảm bảo

Không cần tài sản đảm bảo

Lãi suất vay

Thường thấp hơn do có tài sản thế chấp

Thường cao hơn do rủi ro cao hơn

Hạn mức vay vốn

Lên đến 70% - 100% giá trị tài sản thế chấp

Thường từ 10 - 500 triệu đồng (tùy theo ngân hàng và thu nhập)

Thời hạn vay

Dài hạn hơn, có thể lên tới 20 - 35 năm

Ngắn hơn, phổ biến từ 6 tháng đến 5 năm

Thời gian giải ngân

Thường mất nhiều thời gian hơn vì cần thẩm định tài sản và hồ sơ

Nhanh chóng hơn, một số ngân hàng giải ngân trong 24 - 72 giờ

Đối tượng phù hợp

Người có tài sản lớn, cần vay vốn lớn hoặc dài hạn

Người cần vốn nhỏ, gấp, không có tài sản thế chấp hoặc không muốn thế chấp

 

 

vay-the-chap-la-gi-11.jpgPhân biệt giữa vay thế chấp và vay tín chấp đơn giản, dễ hiểu (Nguồn: Sưu tầm)

Khi nào nên vay tín chấp, khi nào nên vay thế chấp?

Trong các hình thức vay tiền phổ biến hiện nay, vay tín chấp và vay thế chấp là hai lựa chọn được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, mỗi hình thức sẽ phù hợp với những tình huống tài chính khác nhau. Vậy nên vay tín chấp hay vay thế chấp? Dưới đây là gợi ý giúp bạn chọn đúng giải pháp vay tiền phù hợp với nhu cầu.

Nên vay tín chấp khi nào?

Vay tín chấp là hình thức vay tiền không cần tài sản đảm bảo, hoàn toàn dựa trên uy tín, thu nhập hoặc điểm tín dụng của người vay. Đây là lựa chọn tối ưu nếu bạn:

  • Cần vay số tiền nhỏ đến vừa, phục vụ nhu cầu ngắn hạn như mua sắm, học phí, y tế,…
  • Không có hoặc không muốn sử dụng tài sản để thế chấp.
  • Muốn vay nhanh, thủ tục đơn giản, không cần chứng minh thu nhập phức tạp.
  • Ưu tiên đăng ký online, nhận tiền nhanh trong vài phút.

Nếu bạn đang tìm kiếm một khoản vay tiền online không thế chấp, hãy trải nghiệm sản phẩm Vay nhanh từ Cake by VPBank:

  • Vay lên tới 50 triệu đồng, không cần tài sản đảm bảo.
  • Đăng ký 100% online trên ứng dụng Cake by VPBank chỉ trong vài bước.
  • Phê duyệt trong 2 phút, giải ngân trực tiếp vào tài khoản.
  • Không yêu cầu chứng minh thu nhập, không gọi người thân.
  • Kỳ hạn trả góp linh hoạt từ 6 đến 36 tháng, lãi suất chỉ từ 2,3%/tháng (tính theo dư nợ giảm dần).

Đối với ngân hàng số Cake by VPBank, quy trình đăng ký vay được tinh gọn tối đa qua nền tảng trực tuyến. Các bước đăng ký vay nhanh trên Cake by VPBank rất đơn giản và nhanh chóng: 

  • Bước 1: Truy cập vào trang chủ ứng dụng Cake Bank, chọn mục Khoản vay > Vay nhanh > Đăng ký ngay.
  • Bước 2: Nhập số tiền bạn muốn vay và chọn thời hạn vay phù hợp.
  • Bước 3: Chụp ảnh chân dung theo hướng dẫn của ứng dụng.
  • Bước 4: Bổ sung đầy đủ thông tin cá nhân và xác nhận đơn đăng ký vay.
  • Bước 5: Nhận kết quả phê duyệt và tiến hành ký hợp đồng vay.
  • Bước 6: Sau khi được giải ngân, bạn có thể quản lý khoản vay trực tiếp trên ứng dụng Cake.

Quy trình vay tín chấp của ngân hàng

Quá trình vay nhanh tại Cake by VPBank rất đơn giản (Nguồn: Cake by VPBank)

 

Nên vay thế chấp khi nào?

Vay thế chấp là hình thức vay cần có tài sản đảm bảo như nhà đất, xe ô tô, sổ tiết kiệm,… Đây sẽ là lựa chọn phù hợp nếu bạn:

  • Cần vay khoản tiền lớn, ví dụ: mua nhà, đầu tư kinh doanh, sửa chữa nhà cửa,...
  • Có tài sản có giá trị và chấp nhận thời gian xét duyệt lâu hơn.
  • Muốn hưởng lãi suất thấp, kỳ hạn vay dài (có thể lên tới 25 - 35 năm).
  • Có khả năng chứng minh thu nhập và cung cấp hồ sơ chi tiết.

vay-the-chap-la-gi-10.jpg

Vay tín chấp là hình thức vay tiền nhanh không cần tài sản đảm bảo mà chỉ dựa trên uy tín, thu nhập (Nguồn: Sưu tầm)

Những lưu ý khi vay thế chấp

Để tăng khả năng được phê duyệt khoản vay và tối ưu hóa quyền lợi khi vay thế chấp, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây:

  • Giữ lịch sử tín dụng tốt: Lịch sử tín dụng là yếu tố quan trọng được các ngân hàng thương mại xem xét khi duyệt vay. Nếu bạn có thói quen thanh toán đúng hạn và không để phát sinh nợ xấu, ngân hàng sẽ đánh giá bạn là khách hàng uy tín, từ đó bạn sẽ tăng cơ hội được duyệt vay nhanh chóng và được hưởng lãi suất ưu đãi hơn
  • Chuẩn bị phương án sử dụng vốn rõ ràng: Trước khi nộp hồ sơ vay thế chấp, bạn hãy xây dựng một kế hoạch sử dụng vốn chi tiết. Ngân hàng sẽ đánh giá cao các hồ sơ cho thấy người vay có mục tiêu sử dụng vốn rõ ràng, tính toán được khả năng hoàn trả, từ đó tăng khả năng được duyệt vay với hạn mức cao và lãi suất tốt hơn.
  • Lập kế hoạch tài chính cụ thể: Hãy xác định khả năng chi trả hàng tháng của bạn bằng cách lập kế hoạch tài chính rõ ràng. Việc này giúp bạn chủ động kiểm soát dòng tiền và tránh rơi vào áp lực tài chính khi đến kỳ thanh toán, cũng như đảm bảo khả năng trả lãi và gốc đúng hạn.
  • Lựa chọn ngân hàng uy tín: Chọn một ngân hàng uy tín giúp bạn yên tâm về lãi suất vay cạnh tranh, thủ tục rõ ràng, minh bạch, quy trình xử lý hồ sơ chuyên nghiệp, chính sách hỗ trợ khách hàng tốt.

vay-the-chap-la-gi-12.png

Những lưu ý quan trọng khách hàng cần biết để đảm bảo việc vay thế chấp diễn ra nhanh chóng và tối ưu hoá lãi suất (Nguồn: Sưu tầm)

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Vay thế chấp là gì?” và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về đặc điểm, quy trình, lãi suất và những lưu ý quan trọng khi lựa chọn hình thức vay này. Đây là giải pháp tài chính phù hợp với những ai cần nguồn vốn lớn, thời hạn dài và có tài sản đảm bảo. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp vay tín chấp nhanh, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, hãy trải nghiệm ngay Vay nhanh từ Cake by VPBank. Chỉ với vài thao tác trên ứng dụng, bạn có thể đăng ký 100% online, giải ngân nhanh, lãi suất minh bạch, phù hợp với mọi nhu cầu cá nhân.