
Không quan trọng thu nhập chúng ta bao nhiêu, quan trọng là mình tiết kiệm được bao nhiêu. Lương 10 triệu đồng/tháng vẫn có thể chi tiêu và tiết kiệm được nếu chúng ta có một kế hoạch quản lý tài chính cá nhân cụ thể. Dưới đây là gợi ý của Trợ Lý Gato chi tiêu cho những người có mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng nhé!
Trong nhiều bài viết chia sẻ trước đó, Gato đã chỉ ra tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân cũng như một số phương pháp quản lý tài chính cá nhân. Tùy thuộc vào mỗi người để chọn phương pháp quản lý chi tiêu hợp lý. Một số phương pháp, quy tắc chi tiêu gợi ý cho bạn như: Quy tắc chi tiêu 6 cái lọ, quy tắc 50 – 30 – 20 hay phương pháp ghi chép chi tiêu của người Nhật.
Và với một người lương tháng 10 triệu đồng/tháng, bạn có thể phân bổ chi tiêu như sau:
Chi phí cố định 5 triệu đồng dùng để đóng tiền nhà, điện nước và tiền ăn uống
Với 5 triệu đồng này, bạn dành ra 2 – 2,5 triệu đóng tiền nhà + điện nước. Số tiền còn lại dùng để chi tiêu mỗi ngày, trung bình 90.000đ – 100.000đ mỗi ngày. Bạn có thể cân nhắc nấu ăn tại nhà nếu ở chung với bạn bè, người thân để tiết kiệm chi phí tiền ăn uống.
Chi phí không cố định khoảng 2,5 triệu đồng dành cho vui chơi, giải trí
Bạn có thể phân bổ số tiền này như sau:
- 1,5 triệu đồng dành cho việc phát triển các mối quan hệ trong công việc để tạo giá trị trong tương lai như đi cà phê, ăn uống cùng đối tác.
- 1 triệu đồng dành cho mục giải trí với các hoạt động mua sắm, xem phim, cà phê cùng bạn bè.
Do đây là khoản chi phí không cố định nên số tiền có thể ít hơn hoặc nhiều hơn so với dự kiến. Lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên chi tiêu trong kế hoạch đặt ra, không chi tiêu lố.
Chi phí tương lai khoảng 2.5 triệu đồng dành cho việc học và tiết kiệm – đầu tư
Một kế hoạch thông minh không thể không có mục chi tiêu phát triển bản thân và kế hoạch tích lũy cho mục tiêu tài chính trong tương lai. Với mức lương 10 triệu đồng/tháng, bạn hoàn toàn dành ra 2,5 triệu đồng để phát triển bản thân và đầu tư/tiết kiệm. Cụ thể:
- 1 triệu đồng dành phát triển bản thân, bao gồm mua các khóa học online, mua sách, mua các khóa học nâng cao kỹ năng.
- 1,5 triệu đồng dành để đầu tư – tiết kiệm. Bạn có thể bắt đầu tiết kiệm từ số tiền nhỏ hoặc tập tham gia vào thị trường đầu tư tài chính bằng cách hình thức có mức độ rủi ro thấp như đầu tư chứng chỉ quỹ, mua trái phiếu…
Chúng ta càng có kế hoạch chi tiêu sớm càng sớm đạt mục tiêu tài chính của mình như mua xe, mua món đồ giá trị, thậm chí là mua nhà.
Tại ngân hàng số Cake by VPBank, bạn có dễ dàng tiết kiệm/đầu tư từ số vốn nhỏ. Chỉ từ 100.000đ, bạn đã mở được sổ tiết kiệm online với mức lãi suất đứng top thị trường; hoặc đầu tư chứng chỉ quỹ với khẩu vị rủi ro đa dạng như quỹ đầu tư trái phiếu DCIP mức độ rủi ro thấp, lợi nhuận kỳ vọng đến 6%/năm; quỹ đầu tư trái phiếu DCBF với mức độ rủi ro thấp, lợi nhuận trung bình là 10%/năm(*); quỹ đầu tư cân bằng DCDS lợi nhuận trung bình 19.3%/năm(*); và quỹ đầu tư cổ phiếu DCBC lợi nhuận trung bình là 22.3%/năm(*).
(*) Đây là mức lợi nhuận trong vòng 5 năm gần nhất (2017 – 2021) của các quỹ đầu tư. Mức tăng trưởng của quá khứ không cam kết tăng trưởng của tương lai.
Cả hai hình thức tiết kiệm và đầu tư bạn đều có thể dễ dàng thực hiện vài chạm trên ứng dụng Ngân hàng số Cake by VPBank. Nếu bạn chưa có tài khoản, có thể tải ngay tại đây:
👉 Tải Cake phiên bản iOS tại đây
👉 Tải Cake phiên bản Android tại đây
Tổng kết lại, trong mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng, bạn có thể phân bổ 5 triệu đồng cho tiền nhà, tiền ăn; 2,5 triệu đồng cho giải trí, xây dựng mối quan hệ; 2.5 triệu đồng cho phát triển bản thân, đầu tư/tiết kiệm. Đừng quên theo dõi Tiệm Cake để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về tài chính cá nhân bạn nhé!