Kim Tứ Đồ là gì? Caker vận dụng mô hình Kim Tứ Đồ như thế nào cho hiệu quả?

cake_quynhho
29/06/2022

Thuật ngữ “Kim Tứ Đồ” lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn sách “Cha Giàu, Cha Nghèo” (Rich Dad, Poor Dad) của tác giả Robert T. Kiyosaki. Kể từ đó, thuật ngữ trở nên phổ biến và dần trở thành bản đồ tự do tài chính được nhiều người theo đuổi.

Kim Tứ Đồ là gì?

Kim Tứ Đồ là một thuật ngữ nói đến các nhóm người làm ra tiền trong xã hội. Đây cũng có thể nói là quan điểm, tư duy tiền bạc của tác giả. Và trải qua rất nhiều năm, Kim Tứ Đồ chứng minh là một biểu đồ tài chính có hiệu quả trong việc tư duy về tiền bạc và con đường tự do tài chính.

Nói về Kim Tứ Đồ, tác giả Robert T. Kiyosaki đã đề cập trong cuốn sách Cha Giàu, Cha Nghèo như sau: “Dù bạn kiếm tiền bằng bất cứ phương pháp nào bạn cũng sẽ ở một trong 4 góc của Kim tứ đồ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra bạn đang làm việc vì tiền hay tiền đang làm việc cho bạn.”

Kim Tứ Đồ được tạo ra như thế nào?

Kim Tứ Đồ được tạo ra từ hai đường thẳng cắt nhau tạo thành 4 khu vực. Tương ứng mỗi khu vực là đại diện 4 nhóm công việc và 4 cách kiếm tiền:

  • E (Employee ): Người làm công ăn lương
  • S (Self-Employed): Tự làm chủ hoặc doanh nghiệp nhỏ
  • B (Business Owner): Chủ doanh nghiệp (Doanh nghiệp > 500 nhân viên)
  • I (Investor): Nhà đầu tư

Trong đó, nhóm E, S là nhóm Shu nhập chủ động, nghĩa là chúng ra tìm kiếm thu nhập bằng thời gian, công sức bỏ ra tương ứng. Phần lớn chúng ta thuộc nhóm này. Còn nhóm B, I là nhóm Shu nhập thụ động, nghĩa là thu nhập của bạn không bị giới hạn bởi thời gian.

Một vài thống kê cho thấy, khoảng 90% dân số thế giới đang thuộc nhóm E và S nhưng chỉ nắm giữ 10% tài sản trên thế giới. Còn 10% dân số thế giới thuộc nhóm B và nhóm I nhưng lại nắm giữ đến 90% tài sản trên thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ có một chút thay đổi khi có đến 97% người dân thuộc nhóm E, S và chỉ 3% người thuộc nhóm B, I.

Có đến 97% người Việt thuộc nhóm E và S. Nguồn ảnh Internet

4 nhóm công việc trong biểu đồ Kim Tứ Đồ

4.1. Nhóm E (Employee)

Đây là nhóm làm công (làm thuê). Họ có thể là một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp được trả lương cố định. Họ thường là nhân viên. Nhóm L tạo ra thu nhập chủ động bằng cách đổi thời gian, công sức lao động, trí tuệ… của mình.

Đặc điểm của những người thuộc nhóm E đó là:

  • Họ có một công việc cố định và khá ổn định, nhưng nguồn thu nhập sẽ không còn nếu như họ nghỉ/mất việc.
  • Họ thường làm việc cho một cá nhân hoặc một tổ chức, doanh nghiệp nào đó.
  • Thời gian làm việc trong ngày là cố định (trung bình 8 tiếng/ngày).
  • Ngoài lương cố định, nhóm E có thể nhận thêm các khoản phụ cấp và phúc lợi như Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Xã hội…
  • Họ rất khó trở nên giàu có nếu chỉ làm một công việc duy nhất.
  • Họ bị giới hạn độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định của công ty, doanh nghiệp nơi họ trực tiếp làm việc.

Một người không thể trở nên giàu có nếu làm một công việc cố định. Hơn nữa, cuộc đời của những người nhóm E sẽ luôn “lặp đi lặp lại” với một chu trình là bán thời gian và sức lực để đổi lấy thu nhập.

4.2. Nhóm S (Self – Employed)

Nhóm S là nhóm những người tự kinh doanh hoặc cùng làm chủ với người khác. Họ thường là chủ doanh nghiệp nhỏ hoặc chủ cơ sở kinh doanh có thuê nhân viên về làm chung.

Nhóm S thường đóng vai trò vừa là nhân viên, vừa là ông chủ. Họ có thể là chủ quán cà phê, chủ shop quần áo, các công việc tự do, tiệm cắt tóc/làm đẹp… Cũng giống như nhóm E, những người thuộc nhóm S cũng tạo ra thu nhập chủ động bằng cách đổi thời gian, công sức của mình. Họ gần như làm thuê cho chính mình để lấy thu nhập vậy.

Mặc dù thế, nhóm S có thể tự quyết định thu nhập của mình, tức là thu nhập không cố định. Chúng có thể cao hơn, mức độ rủi ro cũng cao hơn, áp lực công việc cũng nhiều hơn nhưng cũng có sự tự do hơn so với nhóm E.

Bạn thuộc nhóm nào trong 4 nhóm trên? Nguồn ảnh: Internet.

4.3. Nhóm B (Business Owner)

Đây là nhóm những người chủ sở hữu doanh nghiệp hay hệ thống kinh doanh với quy mô lớn. Thu nhập của nhóm B được tạo ra bằng cách xây dựng hệ thống kinh doanh và thuê mướn lao động về làm cho chính mình. Hay nói cách khác, thu nhập của họ tạo ra là thu nhập thụ động do tận dụng sức mạnh của hệ thống kinh doanh cũng như sử dụng thời gian, trí tuệ… của người khác.

Đặc biệt công việc và thu nhập của nhóm phải kể đến:

  • Thu nhập của họ phần lớn là thu nhập chủ động vì họ phải luôn kiểm tra, theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp để hạn chế rủi ro từ các yếu tố thị trường, lao động, thời gian.
  • Những người thuộc nhóm B thường tập trung xây dựng hệ thống kinh doanh, doanh nghiệp và thuê nhân viên. Họ ít khi bắt tay làm việc trực tiếp như những người nhóm E và S.
  • Thời gian làm việc của họ khá linh hoạt.

4.4. Nhóm I (Investor)

Nhóm I gồm những nhà đầu tư. Nguồn thu nhập của họ có được bằng cách dùng tiền để tạo ra (thêm) tiền. Cách họ tạo ra thu nhập là đầu tư vào các tài sản sinh lời như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, quỹ đầu tư… hoặc các hoạt động cho thuê như thuê xe, thuê nhà.

Đặc biệt công việc và thu nhập của nhóm I:

  • Có có thời gian làm việc và nghỉ ngơi vô cùng linh hoạt.
  • Thu nhập của họ gần như là thu nhập thụ động.
  • Họ có thể lựa chọn “khẩu vị rủi ro” cho bản thân với các hình thức đầu tư khác nhau.

Caker vận dụng Kim Tứ Đồ như thế nào cho hiệu quả?

Với người trẻ thì đa phần thuộc nhóm E và số ít là S. Người trẻ rất khó để trở thành nhóm B và top những người thành công trong nhóm I, bởi vì đây họ là những người không những có tiềm lực kinh tế, dòng vốn, mối quan hệ và đặc biệt là kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ theo đuổi nữa.

Giai đoạn dưới 30 tuổi là khoảng thời gian tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ công việc, nhưng không phải là bạn chỉ được “thuộc về” duy nhất 1 nhóm trong 4 nhóm theo Kim Tứ Đồ. Mỗi người, dù là người trẻ đều có thể “gia nhập” vào nhiều nhóm khác nhau, tùy vào năng lực tài chính và quỹ thời gian của bạn.

Nếu bạn thuộc nhóm E nhưng có nhiều vốn, thì bạn có thể sử dụng vốn để làm kinh doanh hoặc đầu tư trong thời gian ngoài công việc cố định của mình. Hiện nay có rất nhiều hình thức kinh doanh vốn ít hoặc đầu tư vào quỹ đầu tư vốn số vốn nhỏ. Cứ tích lũy mỗi tháng với số tiền tiết kiệm được là được rồi.

Tại Ngân hàng số Cake by VPBank, các sản phẩm tiết kiệm online, đầu tư chứng chỉ quỹ là “bàn đạp” lý tưởng để bạn vận dụng mô hình Kim Tứ Đồ một cách hiệu quả. Chỉ 100.000đ là bạn đã mở sổ tiết kiệm online và chỉ từ 10.000đ là đã đầu tư chứng chỉ quỹ tại Cake, vừa tạo thu nhập ổn định với vai trò thuộc nhóm E nhưng cũng vừa thử sức trong vai trò thuộc nhóm I.

Hãy tận dụng cơ hội và thời gian để sớm đạt được mục tiêu tài chính cá nhân càng sớm càng tốt bạn nhé!