
Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà ngân hàng, tổ chức tài chính cấp cho bạn để bạn có thể sử dụng trên thẻ tín dụng.
Khi phát hành thẻ tín dụng, ngân hàng phát hành thẻ sẽ có hạn mức tín dụng tối thiểu và tối đa khác nhau cho từng loại thẻ. Vậy căn cứ vào đâu để căn cứ vào hạn mức thẻ tín dụng?
Yếu tố để xác định hạn mức thẻ tín dụng
Để xác định hạn mức tín dụng, ngân hàng sẽ xem qua lịch sử tín dụng của bạn, kèm với một số yếu tố như thu nhập, công việc… Cụ thể các yếu tố xác định hạn mức thẻ tín dụng:
Yếu tố thu nhập
Trong quá trình nộp hồ sơ đăng ký làm thẻ tín dụng, bạn cần phải chứng minh được thu nhập của mình. Thu nhập càng cao và ổn định thì hạn mức tín dụng ngân hàng phê duyệt cho bạn sẽ càng cao. Tuy nhiên hiện nay bạn có thể đăng ký phát hành thẻ tín dụng mà không cần chứng minh thu nhập như thẻ tín dụng Cake.
Yếu tố công việc
Có một công việc ổn định cho thấy khả năng thanh toán nợ trong dài hạn. Do đó thông thường ngân hàng sẽ kiểm tra tình trạng nghề nghiệp của bạn trong bộ hồ sơ đăng ký mở thẻ tín dụng.
Yếu tố lịch sử tín dụng
Ngân hàng sẽ kiểm tra thêm thông tin xem bạn có mở quá nhiều thẻ tín dụng hay không, thói quen thanh toán trả nợ, thói quen chi tiêu của bạn như thế nào… Tất cả những thông tin trên có thể giúp ngân hàng đánh giá khả năng thanh toán của bạn có đủ tốt để cấp thêm tín dụng cho bạn hay không.
Bí kíp giúp bạn tăng hạn mức thẻ tín dụng
Nếu bạn chứng minh được mình là người sở hữu thẻ tín dụng có trách nhiệm thì ngân hàng có thể tăng hạn mức cho bạn một cách dễ dàng. Cụ thể, xuyên suốt quá trình sử dụng thẻ tín dụng, bạn cần:
- Luôn thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn.
- Hãy hạn chế tối đa việc hủy thẻ tín dụng sớm vì lý do hạn mức.
- Chi tiêu mua sắm thường xuyên với thẻ tín dụng.
Hiện thẻ tín dụng Cake có hạn mức tối đa 100 triệu đồng. Do đó, nếu chủ thẻ đang ở hạn mức thấp muốn cải thiện hạn mức thẻ thì hãy áp dụng bí kíp trên nhé.
Theo dõi Tiệm Cake để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về thẻ tín dụng bạn nhé!